Bảo vệ trẻ khỏi những mối nguy hại từ ánh nắng mặt trời (Phần 3)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Sử dụng kem chống nắng SPF 30 hoặc hơn, đeo kính chống nắng và hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là những việc bạn nên làm để bảo vệ làn da chính bạn cũng như tạo hình mẫu lý tưởng để con bạn noi theo

Sử dụng kính chống nắng để bảo vệ mắt cho trẻ

Ánh nắng mặt trời gây hại tới mắt cũng như da trẻ. Tiếp xúc một ngày dưới trời nắng có thể dẫn tới kết quả là lớp giác mạc (màng ngoài cùng của mắt) bị cháy nắng. Tiếp xúc tích lũy có thể dẫn tới đục thủy tinh thể khi trưởng thành hay khi về già. Cách tốt nhất để bảo vệ mắt là đeo kính.

Không phải tất cả các loại kính mắt đều có mức độ chống tia UV như nhau; mắt kính bằng nhựa hoặc thủy tinh tối màu không có bộ lọc UV đặc biệt chỉ tạo cảm giác đánh lừa người dùng về khả năng bảo vệ an toàn cho mắt. Bạn nên mua kính chống nắng mà trên nhãn có ghi đảm bảo 100% bảo vệ khỏi tia UV.

Không phải mọi đứa trẻ đều thích đeo kính chống nắng, đặc biệt là trong những lần đầu. Để khuyến khích trẻ đeo kính, bạn nên để chúng tự lựa chọn kiểu dáng mà chúng thích. Nhiều nhà sản xuất đã tạo nên gọng kính hình thù thú vị, nhiều màu sắc hoặc một gọng kính với nhân vật hoạt hình.

Hãy để trẻ tự chọn kính chống nắng mà trẻ thích

Hãy để trẻ tự chọn kính chống nắng mà trẻ thích

Bạn cũng đừng quên rằng trẻ muốn được giống như người lớn. Nếu bạn đeo kính chống nắng thường xuyên, con bạn cũng sẵn sàng làm theo bạn. Việc bạn cho trẻ làm quen sớm với kính chống nắng ngay từ khi còn nhỏ sẽ khuyến khích thói quen đeo kính của trẻ trong tương lại.

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc

Một số loại thuốc làm tăng độ nhạy của da với tia UV. Theo một kết quả nghiên cứu, những trẻ nhỏ sở hữu làn da mà có xu hướng không dễ bị cháy nắng thì da lại dễ dàng bị cháy nắng nghiêm trọng chỉ trong vài phút khi sử dụng thuốc này. Và dĩ nhiên, những trẻ có da nhợt nhạt còn bị nhiều nguy cơ hơn.

Bạn nên hỏi kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bất kỳ toa thuốc (đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc trị mụn) mà con bạn đang dùng có thuốc nào làm tăng độ nhạy cảm của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay không?. Nếu có thì bạn càng cần phải tăng mức độ đề phòng hơn. Cách tốt nhất là che chắn cẩn thận hoặc ở yên trong nhà; đôi khi thì kính chống nắng cũng không thể bảo vệ toàn diện làn da trẻ khỏi sự nhạy cảm ánh nắng mặt trời do thuốc.

Nếu trẻ bị cháy nắng

Vết cháy nắng có thể hiện trên da trẻ, đặc biệt sau một ngày dài trên bãi biển hoặc công viên. Thông thường, vết cháy nắng có vẻ vẫn ổn trong ngày, nhưng thường đến buổi tối, vệt cháy nắng sẽ gây đau và nóng, thậm chí làm chúng cảm thấy mỏi mệt.

Khi những đứa trẻ bị cháy nắng, chúng thường cảm thấy đau và cảm giác nóng ửng, những dấu hiệu này có xu hướng xấu đi chỉ trong vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một số trẻ còn có biểu hiện bị ớn lạnh. Da cháy nắng bắt đầu lột sau một tuần bị cháy nắng. Bạn nên nhắc nhở trẻ không nên làm xước, gãi, bóc những lớp da bong này vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng cho vùng da bên dưới.

Không bóc lớp da bong vì dễ làm nhiễm trùng lớp da bị tổn thương bên dưới

Không bóc lớp da bong vì dễ làm nhiễm trùng lớp da bị tổn thương bên dưới

Nếu trẻ có một vết cháy nắng, bạn nên làm theo những hướng dẫn sau để giúp trẻ:

– Giúp trẻ tắm hoặc nhẹ nhàng làm mát vùng da bị cháy nắng để làm dịu nhiệt và giảm cơn đau.

– Để giảm bớt sự khó chịu bạn nên thoa kem làm dịu da có bán tại các hiệu thuốc vào vùng da bị cháy nắng.

– Bạn có thể cho trẻ uống thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc sử dụng acetaminophen để làm giảm đau và ngứa (không sử dụng aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên).

– Thoa kem dưỡng ẩm để làm tái tạo da và giảm ngứa. Đối với những vùng da bị cháy nắng nghiêm trọng, bạn nên thoa một lớp mỏng kem hydrocortisone để làm giảm đau. (Không sử dụng các sản phảm từ dầu mỏ vì chúng làm ngăn chặn nhiệt quá mức và không để mồ hôi thoát ra. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các sản phẩm có chứa benzocaine vì chúng có thể gây kích ứng da)

Nếu vết cháy nắng có xu hướng nặng kèm theo mụn nước phát triển, bạn cần gọi bác sĩ ngay lập tức. Cho tới khi gặp được bác sĩ thì bạn cần nhắc nhở con bạn không được làm xước, gãi, bóp mụn nước vì dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Giữ trẻ tránh xa khỏi ánh nắng mặt trời cho đến khi vết cháy nắng được chữa lành. Bất kỳ sự tiếp xúc nào với ánh nắng mặt trời thêm nữa cũng làm cho vết bỏng nặng hơn và tăng thêm sự đau đớn.

An toàn cho chính bản thân

Cha mẹ là hình mẫu lý tưởng cho con cái noi theo

Cha mẹ là hình mẫu lý tưởng cho con cái noi theo

Bạn đừng quên: Tạo một hình mẫu lý tưởng về việc thường xuyên sử dụng kem chống nắng SPF30 hoặc hơn, đeo kính chống nắng và hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Làm như vậy không những làm giảm rủi ro từ những tác hại của ánh nắng mặt trời tới bạn mà còn dạy cho con bạn cách an toàn trước mối nguy hại từ ánh nắng mặt trời.

Minh Hường

(Theo kidshealth)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Cuộc sống

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa bột công thức pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn. Thế nhưng đâu là lựa chọn tốt cho con? Với các bé có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì dòng sữa bột công thức pha sẵn IQLac Colostrum là một lựa chọn đáng quan tâm.