Bảo vệ trẻ khỏi những mối nguy hại từ ánh nắng mặt trời (Phần 2)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Không nên cho trẻ ra ngoài trong thời gian từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều vì thời gian này là lúc cường độ các tia UV có hại là mạnh nhất. Chú ý che chắn đầy đủ và thoa kem chống nắng cho trẻ nếu bạn nhất thiết phải cho trẻ ra ngoài

Tránh các tia nắng cường độ mạnh nhất trong ngày

Trước hết, bạn nên tìm một bóng râm để trú ngụ khi mặt trời đang lên tới đỉnh, thường là lúc cường độ mạnh nhất (10 giờ sáng đến 4 giờ chiều với Bắc bán cầu). Nếu những đứa trẻ tiếp xúc với ánh mặt trời suốt thời gian này, bạn cần đảm bảo trẻ đã được bảo vệ, chống nắng hiệu quả – thậm chí là khi chúng chỉ chơi ở sân sau. Hầu hết các mối nguy từ ánh nắng mặt trời xảy ra là do sự tiếp xúc ngẫu nhiên từ các hoạt động hàng ngày chứ không chỉ là khi bạn đi tới biển.

Không nên cho trẻ ra ngoài vào thời điểm cường độ ánh nắng mạnh nhất

Không nên cho trẻ ra ngoài vào thời điểm cường độ ánh nắng mạnh nhất

Thậm chí vào những ngày trời nhiều mây, mát mẻ hoặc u ám thì những tia UV này vẫn đi qua các đám mây và phản xạ trên cát, nước, thậm chí cả bê tông. Những đám mây và sự ô nhiễm không lọc được các tia UV mà chúng còn gây ra một cảm giác lầm tưởng về sự bảo vệ. “Mặt trời vô hình” này có thể dẫn tới tình trạng cháy nắng và các tổn thương da không mong đợi. Thông thường, những đứa trẻ không nhận thức được rằng chúng vẫn có khả năng bị cháy da khi chơi ngoài trời vào những ngày mát mẻ và nhiều mây bởi nhiệt độ thấp và gió thường làm bề mặt da có cảm giác mát mẻ.

Bạn nên chú ý đảm bảo những đứa trẻ nhà bạn không sử dụng những chiếc giường tắm nắng vào mọi lúc, thậm chí là “chuẩn bị” cho một chuyến đi tới vùng khí hậu ấm áp. Cả hai loại giường tắm nắng UVA và UVA/UVB đều khiến da bị cháy nắng, làm tăng rủi ro mắc bệnh ung thư da với những ai sử dụng giường tắm nắng trước 35 tuổi.

Che chắn

Một trong những cách tốt nhất để bảo vệ gia đình bạn khỏi ánh nắng mặt trời là che chắn và bảo vệ da khỏi tia UV. Để chắc chắn rằng quần áo đủ sức tránh khỏi các tia UV có hại, bạn có thể thử bằng cách đặt bàn tay bạn vào mặt trong quần áo và đảm bảo bạn không nhìn thấy tay bạn xuyên qua lớp vải.

Trẻ sơ sinh có làn da mỏng hơn và hắc tố chưa phát triển nên da của chúng dễ bị cháy nắng hơn các trẻ lớn. Việc bảo vệ tốt nhất cho những đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi là bóng mát, tránh xa khỏi ánh nắng mặt trời bất cứ khi nào có thể. Nếu con bạn phải đi dưới ánh nắng thì bạn hãy mặc cho trẻ quần áo che toàn thân, bao gồm cả mũ rộng vành. Sử dụng một chiếc ô để tạo bóng râm. Nếu con bạn nhỏ hơn 6 tháng tuổi và vẫn có một vùng da nhỏ (khuôn mặt) tiếp xúc với ánh nắng thì bạn nên sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng với SPF tối thiểu (yếu tố bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời) là 15 trên vùng da này.

Ngay cả những đứa trẻ lớn hơn thì cũng cần thoát khỏi ánh nắng. Với các hoạt động ngoài trời, cần mang theo một chiếc ô rộng hoặc một lều rộng để chơi. Nếu trời quá nóng khiến trẻ khó chịu thì bạn nên mặc cho chúng chiếc áo sơ mi dài tay và quần dài. Trước khi đi tới bãi biển hoặc công viên, bạn nên kiểm tra các đồ dùng chống nắng sẵn có tại địa điểm đó như ô dù, lều bạt hoặc bạn phải mang theo.

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên

Thoa lại kem chống nắng hai giờ một lần

Thoa lại kem chống nắng hai giờ một lần

Với các tùy chọn sẵn có (thành phần hữu cơ hay khoáng chất? khả năng chống thấm nước hay chống thấm mồ hôi? dùng thoa hay phun?) việc chọn một loại kem chống nắng cho trẻ là cần thiết. Tuy nhiên vấn đề ở đây là mức độ bảo vệ của kem chống nắng khỏi các tia UV như thế nào mới là quan trọng.

Bạn hãy tìm chỉ số SPF trên nhãn của kem chống nắng. Lựa chọn SPF 30 hoặc lớn hơn để ngăn khỏi bị cháy nắng hoặc bỏng rát da, bởi cả hai đều là những dấu hiệu cho thấy việc da bị tổn thương bởi ánh nắng. Chọn một loại kem chống nắng có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA và tia UVB (sử dụng nhãn hiệu có ghi kem chống nắng “phổ rộng”).

Thuốc xịt chống nắng khá tiện lợi nhưng bạn nên cẩn thận khi sử dụng. Lý do đầu tiên là bạn dễ hít phải thuốc khi xịt, có thể dẫn tới nguy cơ bị sưng phổi. Một số thuốc xịt chống nắng dễ cháy, vì vậy bạn cần phải tránh tia lửa hay ngọn lửa khi sử dụng chúng. Khi bạn sử dụng thuốc xịt chống nắng, bạn khó có thể biết được lượng sử dụng đã đủ chưa, và điều này có thể khiến da có nguy cơ bị cháy nắng cao hơn.

Một số điều khác bạn cần cân nhắc:

– Không sử dụng kem chống nắng với PABA, thành phần có thể gây dị ứng da.

– Với da nhạy cảm, bạn nên tìm các sản phẩm chứa các thành phần hoạt tính titanium dioxide.

– Nếu thanh thiếu niên muốn có làn da rám nắng cũng nên bảo vệ da khỏi tia UV (sử dụng lượng ít kem chống nắng hoặc không).

Khi bạn sử dụng kem chống nắng, bạn cần tuân theo các hướng dẫn. Đảm bảo rằng:

– Sử dụng kem chống nắng bất cứ khi nào con bạn ra ngoài trời nắng. Để được kết quả tốt nhất, bạn nên thoa kem chống nắng cho trẻ khoảng 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài trời.

– Không quên vùng da ở tai, cánh tay, chân, vai và sau cổ. Thoa kem cả vùng da dưới dây đai mỗi khi bạn di chuyển con. Bảo vệ đôi môi với son dưỡng môi có khả năng chống nắng SPF 30.

– Thoa kem chống nắng đúng liều lượng. Bác sĩ da liễu khuyên bạn nên sử dụng khoảng 28g kem chống nắng để thoa trên toàn bộ cơ thể.

– Thoa kem chống nắng thường xuyên khoảng 2 giờ một lần. Thoa lại kem sau khi trẻ đổ mồ hôi hoặc bơi.

– Sử dụng kem chống nắng không thấm nước nếu trẻ chơi cùng nước hoặc bơi lội. Nước phản xạ và tăng cường ánh sáng mặt trời vì vậy trẻ cần được bảo vệ lâu dài. Kem chống nắng không thấm nước có thể hiệu quả tới 80 phút khi ở dưới nước và một số kem cũng có khả năng chống mồ hôi. Tuy nhiên dù nhãn hiệu là chống thấm nước thì bạn cũng nên thoa lem lại khi trẻ ra khỏi nước.

– Đừng lo lắng về việc sử dụng kem chống nắng trong thời gian dài. Hãy loại bỏ bất kỳ kem chống nắng nào hết hạn sử dụng hoặc bạn đã sở hữu chúng được 3 năm hoặc hơn.

Tất cả trẻ nhỏ đều cần bảo vệ dưới ánh nắng. Viện Da liễu Mỹ khuyến cáo với tất cả trẻ nhỏ, không phân biệt màu da đều nên sử dụng kem chống nắng có khả năng chống nắng SPF30 hoặc hơn. Cho dù da tối màu có nhiều hắc tố da bảo vệ hơn và da rám nắng thì dễ bị cháy nắng hơn, thì việc cháy nắng cũng là một dấu hiệu của da bị tổn thương. Những đứa trẻ sở hữu nước da tối màu cũng có thể bị đau đớn khi da bị cháy nắng.

(còn tiếp)

Minh Hường

(Theo kidshealth)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Cuộc sống

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa bột công thức pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn. Thế nhưng đâu là lựa chọn tốt cho con? Với các bé có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì dòng sữa bột công thức pha sẵn IQLac Colostrum là một lựa chọn đáng quan tâm.