Có 3 nhóm chất liệu sử dụng để sản xuất bình giữ nhiệt hiện nay gồm: inox, nhựa và thủy tinh. Chi tiết cụ thể từng chất liệu mời bạn cùng đến phần nội dung tiếp theo của bài viết.
Bình giữ nhiệt bằng chất liệu inox
Dòng bình giữ nhiệt bằng chất liệu inox có ưu điểm là giữ nhiệt tốt, sáng đẹp và có độ bền cao. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chất liệu inox (304, 201 hay 430) mà bình giữ nhiệt inox sẽ có các mức giá bán khác nhau.
– Inox 304: Đây là loại inox cao cấp nhất trong số các loại inox sử dụng để sản xuất bình giữ nhiệt. Inox 304 có khả năng chống oxy hóa, không sợ bị ăn mòn, không lo han gỉ, chịu nhiệt cao và đặc biệt là không bị thôi nhiễm hóa chất, kim loại vào thực phẩm/nước uống. Inox 304 được ứng dụng phổ biến trong y tế vì chất lượng và độ an toàn cao. Bình giữ nhiệt và các sản phẩm gia dụng được làm từ inox 304 là sản phẩm cao cấp.
– Inox 201: Dù chất lượng không tốt bằng inox 304 nhưng inox 201 vẫn đáng được chọn dùng vì độ bền cao, tính an toàn sức khỏe và có khả năng giữ nhiệt tốt.
– Inox 430: Khả năng chống oxy hóa của inox 430 thấp hơn so với inox 201 và 304 nên dễ bị bào mòn và han gỉ. Inox 30 thường được sử dụng để sản xuất nồi chảo, khi sử dụng trong bình giữ nhiệt thì chủ yếu được sử dụng ở lớp vỏ ngoài cùng.
Nhìn chung, cấu tạo của bình giữ nhiệt inox thường gồm 3 lớp nên có khả năng giữ nhiệt độ đồ uống lâu và giữ trọn được hương vị thơm ngon của đồ uống.3 lớp cấu tạo của bình giữ nhiệt inox gồm: Lớp inox bên trong tiếp xúc với thực phẩm, lớp chân không cách nhiệt và lớp vỏ inox. Khả năng giữ nóng và lạnh của bình giữ nhiệt inox trung bình là từ khoảng 6 – 8 tiếng, loại cao cấp có khả năng giữ nhiệt lên tới 24 tiếng.
Bình giữ nhiệt bằng chất liệu nhựa
Bình giữ nhiệt bằng chất liệu nhựa có khả năng giữ nhiệt không tốt bằng bình giữ nhiệt inox nhưng có ưu điểm là nhẹ và giá thành rẻ, độ bền cũng tương đối. Cấu tạo của bình giữ nhiệt bằng nhựa thường gồm từ 2- 3 lớp. Có 3 loại nhựa sử dụng trong sản xuất bình giữ nhiệt là nhựa SAN, PP và PET, cụ thể:
– Nhựa SAN: Hay còn gọi là nhựa Acrylonitrile, loại nhựa này có trong suốt tương đố và có khả năng chịu nhiệt cao. Nhựa San được xem là chất liệu nâng cấp của nhựa ABS có độ bền, khả năng kháng hóa chất tốt nên đảm bảo an toàn khi lưu trữ và bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của bình giữ nhiệt bằng nhựa SAN là chịu lực kém nên cần hạn chế xảy ra va đập.
– Nhựa PP: PP (Polypropylen) là một loại polymer có độ bền cao, chống thấm khí và chống thấm nước tốt, không bị oxy hóa, mức nhiệt chịu được là từ 130 đến 170 độ C nên có thể sử dụng trong sản xuất dụng cụ trữ thực phẩm. Nhược điểm của bình giữ nhiệt bằng nhựa PP là có thể bị trầy xước hoặc ram nứt về mặt sau một thời gian sử dụng.
– Nhựa PET: Còn gọi là nhựa PETE, loại nhựa này có mày trong suốt, có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 200 độ C và chịu lạnh -90 độ C trong thời gian gian rất ngắn chỉ khoảng 2 phút. Do khả năng chịu nhiệt không tốt nên bình giữ nhiệt nhựa PET phù hợp hơn cả với việc trữ thức uống ấm hoặc lạnh.
Bình giữ nhiệt bằng chất liệu thủy tinh
Chất liệu thủy tinh ít khi được sử dụng để sản xuất bình giữ nhiệt, nếu có chủ yếu là bình giữ nhiệt kích thước nhỏ. Cấu tạo của bình giữ nhiệt thủy tinh thường gồm 3 lớp với lớp trong cùng bằng thủy tinh, sau đó đến lớp chân không cách nhiệt và lớp vỏ nhựa hoặc inox ở bên ngoài.
Bình thủy giữ nhiệt thủy tinh có khả năng giữ nhiệt trung bình từ 8 – 20 giờ, chất liệu thủy tinh rất sạch và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Nhược điểm của bình giữ nhiệt thủy tinh là chịu lực kém nên dễ bị vỡ khi có lực tác động.
Trên đây là thông tin và phân tích của chúng tôi về các chất liệu sử dụng để sản xuất bình giữ nhiệt. Hy vọng sẽ giúp các bạn chọn mua được bình giữ nhiệt siêu tốc phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng.