Sự phát triển của trẻ trong độ tuổi 6 – 9 tháng
Khi trẻ được 6 – 9 tháng tuổi, khả năng vận động của trẻ đã được hoàn thiện rất nhiều; lúc này trẻ ưa thích vận động hơn vì vậy việc dạy bảo trẻ cũng trở nên vất vả hơn. Trẻ được 6 tháng đã biết sử dụng tay khá thành thạo; trẻ không còn tập trung vào một món đồ chơi nào đó nữa mà có xu hướng ‘phá phách” đồ chơi thì đúng hơn. Một số trẻ đã có thể cầm hai món đồ chơi trong tay và đập chúng vào nhau, có trẻ khác thì thích cầm thìa đập vào bát đĩa hoặc rung chùm chìa khóa để chúng kêu lên những tiếng ồn ào.
Trẻ trong giai đoạn này đã có sự phát triển vượt bậc về não bộ so với gia đoạn trước; trẻ có khả năng nhận thức được những vật không nhìn thấy hoặc không cảm nhận được ví dụ như khi bạn dùng một tấm vải để che đi một món đồ chơi hoặc giấu món đồ chơi sau lưng bạn, trẻ cũng dễ dàng phát hiện ra.
Điều này cũng có nghĩa là trẻ sẽ đi tìm những món đồ mà trẻ yêu thích khi không nhìn thấy nó đâu, đây cũng là thời điểm bạn có thể chơi trò trốn tìm với các đồ chơi, ví dụ như giấu một con gấu bông đi rồi yêu cầu trẻ đi tìm, trẻ sẽ đi tìm lại nó ngay và rất tự hào với bạn khi trẻ có thể làm được.
Khi được 9 tháng tuổi, trẻ em đã có thể tự mình di chuyển bằng cách chống tay và bám vào thành bàn ghế, mép tường để dò dẫm bước đi; lúc này những món đồ chơi thích hợp có thể giúp cho trẻ nhanh chóng phát triển các giác quan.
Không giống như việc đọc sách cho bé ở giai đoạn trước, độ tuổi này sách có một vai trò quan trọng trong sự tương tác giữa bạn và bé, mẹ đọc sách cho bé là một hoạt động quan trọng giúp cho trẻ phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, những loại sách vải và sách dạng bảng bìa cứng chống được nước và tránh việc trẻ xé bỏ là loại sách nên được lựa chọn. Sau khi đọc cho bé nghe câu chuyện trong sách đồng thời cùng lúc bé theo dõi những trang sách, bạn có thể yêu cầu trẻ kể lại cho bạn nghe .
Thú bông
Những em bé trong độ tuổi 6 – 9 tháng thường có thể phát triển sự gắn bó đối với những đồ chơi yêu thích hoặc chăn mà bé dùng hàng ngày. Những con thú bông và búp bê có thể sẽ khiến trẻ yêu thích hơn những món đồ khác; ngoài ra bạn cũng nên tránh chọn đồ chơi với ruy băng, có mắt nhựa và những phụ kiện để đề phòng trẻ bỏ vào miệng. Bạn cũng không nên chọn thú bông quá lớn vì trẻ sẽ khó cầm theo bên mình; những thú bông bằng chất liệu vải khó cháy hoặc chống cháy ( flame resistant) và có thể giặt nên được lựa chọn.
Bóng
Những trái bóng bằng chất liệu vải nhẹ sẽ phù hợp với bé, ngoài ra những trái bóng có độ nảy và lăn chậm hơn cũng dễ chơi đối với trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi. Bạn có thể cho trẻ chơi dưới sàn rộng và sạch sẽ để trẻ nhìn trái bóng lăn và chơi trò đẩy bóng qua lại với bé từ một khoảng cách mà bé có thể tiếp cận bằng cách bò tới.
Đồ gia dụng
Những món đồ bé sử dụng hàng ngày cũng có thể là đồ chơi cho bé như bát nhựa, thìa gỗ có thể cho bé chơi, trong khi bạn chuẩn bị đồ ăn cho bé, bạn nên để những món đồ nhẹ và an toàn ở xung quanh để trẻ chơi cùng và loại bỏ những món đồ nặng và tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ ở ngoài tầm với của trẻ.
Những đồ chơi vận động
Một số trẻ bị thu hút hơn với những trò chơi vận động. Việc quan tâm tới những món đồ chơi giúp trẻ vận động chân tay nhưxe 3 bánh,cầu trượt, thú nhún.. giúp trẻ được tham gia vào trò chơi chứ không chỉ quan sát nữa, thông thường lúc được tự trải nghiệm các đồ chơi vận động trẻ sẽ không còn hứng thú khi nhìn thấy những chiếc xe di chuyển bên ngoài cửa sổ nữa, những trải nghiệm này giúp bé hiểu rõ hơn về sự việc và đóng vai trò quan trọng phát triển trí tuệ. Đồ chơi vận động còn giúp trí não trẻ tự động hình thành khả năng phối hợp giữa tay chân và giúp bé chơi tốt hơn những môn thể thao sau này.
Đồ chơi gỗ và hình khối
Mẹ thử chỉ cho bé cách sắp xếp những hình khối lại với nhau, rồi sau đó đá tung chúng ra thử xem. Bé sẽ thích thú lắm đấy. Trò chơi với những hình khối rất phổ biến đối với những bé ở lứa tuổi này
HH
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam