Tìm hiểu cơ chế hoạt động của nồi ủ chân không
Nồi ủ chân không hoạt động rất đơn giản, chức năng giữ nhiệt, nấu ủ thực phẩm cho chất lượng các món nấu ngon hơn được đánh giá cao ở sản phẩm được thực hiện nhờ chi tiết quan trọng nhất như vòng hợp kim tụ nhiệt. Khi đun nóng vòng hợp kim tụ nhiệt này sẽ hấp thụ hết phần nhiệt dư thừa bị mất trong qua trình đun nấu. Khi đặt nồi vào lồng ủ, vòng hợp kim này sẽ tỏa nhiệt giúp cho nồi vẫn giữ được trạng thái sôi trong vòng 30 phút nữa.
Cách chọn nồi ủ chân không
Chọn nồi ủ có dung tích phù hợp
Lựa chọn nồi có dung tích từ 2,5 lít – 9 lít loại nào sẽ phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn ? Đối với loại nồi ủ chân không có tần suất sử dụng thường xuyên và mục đích là dùng hàng ngày, chọn loại nồi càng nhỏ gọn sẽ càng tốt hơn là chiếc nồi to nặng, cồng kềnh khó mang và cọ rửa, do vậy mà bạn nên dựa vào số thành viên trong gia đình để áng chừng dung tích nồi phù hợp nhất. Nên nhớ với nồi ủ chỉ có thể chứa 2/3 dung tích nồi, thậm chí là 1/2 dung tích/ chiều cao của nồi khi chế biến thực phẩm nhiều bọt. Bạn cũng nên chọn nồi ủ có thiết kế cao như vậy có thể chọn loại dung tích vừa và nhỏ mà không lo trào khi nấu.
>>Một số nồi ủ có đa dạng dung tích, có nồi ủ giá rẻ nhất: nồi ủ HomeMax, nồi ủ Khaluk
Chọn nồi ủ có lớp chân không cách nhiệt tốt
Một tiêu chí quan trọng nhất của nồi ủ đó là có tính “tự sôi” cao từ 15 – 40 phút và khả năng giữ nhiệt kéo dài từ 8 -24 tiếng. Nồi ủ chân không có thể giữ nhiệt và tự sôi tốt do lớp chân không cách nhiệt phản xạ vào nồi nấu. Kinh nghiệm chọn nồi ủ là cần quan sát vỏ lồng ủ bằng cảm quan, thành lồng ủ dày, âm thanh khi gõ vào đặc là lồng ủ chắc chắn, khi đun nấu nồi không bị nóng tỏa nhiệt thì sẽ giữ nhiệt tốt hơn.
Chọn nồi ủ inox chất lượng cần quan tâm đến chất liệu inox
Chọn nồi ủ dựa vào cấu tạo đáy nồi và đáy lồng ủ
Khi chọn mua nồi ủ chân không bạn nên chọn đáy nồi dày 3 lớp, thành nồi chắc chắn, khi gõ vào nghe âm thanh đặc chứ không kêu to. Còn đối với đáy lồng ủ khi ấn vào đáy nồi thấy vững chãi không kêu lộp bộp và không bị lõm xuống khi ấn mạnh. Khi bạn chọn nồi ủ chân không, với 1 nồi nấu có đáy dày 3 lớp thì khả năng truyền và lan toản nhiệt của nồi nấu tốt hơn. Nếu bạn muốn xào xơ qua trên bếp bằng nồi ủ trước thì nồi có đáy dày 3 lớp sẽ giúp thức ăn không bị dính vào đáy nồi. Bạn nên chọn lựa kỹ đểu đảm bảo chiếc nồi ủ của bạn có thể được sử dụng lâu bền nhất có thể.
Chọn chất liệu nồi ủ chân không
so sánh nồi ủ và nồi áp suất
Nồi ủ inox không chỉ quyết định đồ bền và khả năng giữ nhiệt của nồi nấu, các chất liệu inox cao cấp như inox 304 còn nên là lựa chọn hàng đầu bởi có khả năng nấu nướng an toàn cho sức khỏe, không dễ dàng bị xước, tạo chất độc và hoen rỉ sau thời gian dài sử dụng; một số lựa chọn tham khảo như nồi ủ Tiger , nồi ủ Thermos. Thông thường để chạy theo lợi nhuận, các hãng nồi ủ giá rẻ thường dùng inox 201 với lớp tráng niken bên ngoài sáng bóng nhưng sau khi dùng sẽ bị xước và phôi nhiễm vào thực phẩm, điểm dễ nhận biết của những nồi ủ dạng này là có lớp phủ sáng bóng như gương.
Chọn nồi ủ theo mức giá cả
Giá nồi ủ chân không hiện nay có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng. Tùy vào chất lượng, thương hiệu và xuất xứ mà giá thành khác nhau, tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính của bạn mà chọn loại có giá cả phù hợp. nếu túi tiền của bạn ở mức trung bình bạn có thể lựa chọn loại nồi có giá bình dân tương đối tốt đó là nồi ủ chân không Pensonic, nồi ủ Makxim, nồi ủ Khaluk, nồi ủ HomeMax, Kangaroo, Saiko,…
Giá của các loại này dao động từ 300.000- 700.000đ đến 1.400.000đ tùy dung tích và dòng nồi ủ inox hay nồi ủ điện.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam