Cách sử dụng tủ lạnh bền lâu và tiết kiệm điện

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Để sử dụng tủ lạnh một cách hợp lý chỉ bằng những thay đổi nhỏ sau đây sẽ giúp tủ vận hành bền bỉ và tiết kiệm điện năng hơn rất nhiều.

Khi mới mua tủ về

– Tìm vị trí thích hợp để đặt tủ lạnh, sau khi đặt tại vị trí cố định ( không được di chuyển) trong ít nhất 2 giờ thì mới cắm điện. Điều này rất quan trọng để chiếc tủ vận hành an toàn và ổn định sau quãng đường tủ vận chuyển về nhà bạn bị xáo trộn.

– Sau 2 giờ, bạn cắm điện và để chạy số nhỏ nhất cho tủ chạy không tải trong 24 giờ, tức là không đặt thực phẩm hay bất cứ thứ gì vào tủ. Điều này rất cần thiết để tủ làm việc bền bỉ thời gian từ nay về sau. Đặc biệt trong ngày hè nóng bức, tủ cần thời gian để quen dần với chế độ làm việc, sự đột ngột chạy máy ở chế độ cao với nhiều đồ trong tủ sẽ gây hiện tượng giống như quá tải và gây ra những trục chặc sau này không đáng có.

– Sau mỗi 4 tiếng, bạn nên mở cửa tủ để hơi lạnh thoát ra mang theo mùi nhựa của tủ lạnh mói ra để làm sạch không khí trong tủ, giúp thực ăn không bị ám mùi nhựa và lượng không khí không tốt thoát ra khỏi tủ mới.

– Sau khi đã chạy không tải 24 giờ, bạn dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt tủ, các ngăn chứa rồi mới cho thực phẩm vào tủ và sử dụng bình thường.

– Không nên di chuyển tủ nhiều lần, vị trí đặt tủ lạnh phải chắc chắn, bằng phẳng để tủ ổn định trong suốt quá trình sử dụng. Đối với những loại tủ lớn có chân đế bằng bánh xe để di chuyển, cần cố định bánh xe của tủ lại để mở đóng nắp tủ không gây nên dịch chuyển tới tủ làm giảm tuổi thọ của động cơ làm mát của tủ.

c

Tìm một vị trí phù hợp đặt tủ lạnh trước khi cắm điện chạy máy

Sử dụng nguồn điện riêng cho tủ

Nguồn điện là một phần quan trọng khi dùng tủ nhằm giúp tủ hoạt động hiệu quả, tránh hỏng hóc do lượng điện không ổn định. Việc sử dụng nguồn điện đúng cách cũng giúp bảo vệ hệ thống điện nhà bạn, tránh tình trạng cháy nổ do chập điện.

– Tủ lạnh tiêu hao một lượng điện nhất định và làm việc liên tục với cường độ cao. Vì thế, ổ cắm điện dành cho tủ lạnh nên được thiết kế độc lập, không dùng chung với những thiết bị khác.

– Nguồn điện dùng cho tủ lạnh nên có cầu chì riêng để đề phòng lượng điện quá tải gây cháy nổ, hỏng hóc hệ thống điện trong nhà.

Các cách tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh

h

– Không để thực phẩm nóng vào tủ lạnh để tránh tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể cân bằng nhiệt trong tủ.

– Không đặt quá nhiều thức ăn vào tủ giúp tủ không làm việc quá tải. Giữa các thực phẩm đạt trong tủ cần có khoảng cách để hơi lạnh có thể đi qua, làm lạnh đều mọi thứ để giúp quá trình làm lạnh thực phẩm tới nhiệt độ ban đầu nhanh chóng hơn, tiết kiệm điện năng hơn.

– Nên sử dụng các loại hộp chứa thực phẩm, cách này giúp thực phẩm được sắp đặt gọn gàng và tiết kiệm diện tích trong tủ. Hơn nữa, các loại hộp có kích thước càng lớn sẽ giữ một lượng không khí bên trong nó, đồng nghĩa với việc hạn chế sự xâm chiếm của không khí nhiệt độ cao hơn ở bên ngoài tràn vào tủ khi đóng mở cửa tủ lạnh.

– Không mở tủ quá nhiều và quá lâu. Cách này cũng giúp tủ tiết kiệm điện năng đáng kể vì việc đóng mở tủ lạnh là một trong những hành động gây tốn điện nhất khi sử dụng.

– Sử dụng các vật dụng đựng thực phẩm bằng kim loại thay vì bằng nhựa. Vì dụng cụ kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt, thực phẩm được làm lạnh nhanh hơn giúp tủ lạnh ít tiêu tốn điện năng hơn.

Vệ sinh tủ lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Bạn cần lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài làm tiêu hao điện năng. Bạn nên thường xuyên vệ sinh tủ lạnh khoảng 1-2 tháng/lần để tủ lạnh hoạt động ổn định, tiết kiệm điện tốt hơn.

Ngoài ra, mỗi năm 1 lần bạn nên kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời, nếu không, đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng.

Hồng Hạnh

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Nhà cửa & Đời sống

5 ưu điểm nổi bật của bình nóng lạnh Panasonic DH-4NTP1VM trong mắt người dùng

5 ưu điểm nổi bật của bình nóng lạnh Panasonic DH-4NTP1VM trong mắt người dùng

Trong nhịp sống hối hả ngay nay, việc phải chờ đợi nước nóng để tắm gội, sinh hoạt đôi khi cũng đã trở thành một thứ bất tiện và rất nhiều người muốn cải thiện điều đó. Đó cũng là một nguyên nhân chính khiến các thiết bị làm nóng trực tiếp như Panasonic DH-4NTP1VM có sức hút trong mắt người dùng.
So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Kangaroo KGWD45N2 và Panasonic DH-4US1VW

So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Kangaroo KGWD45N2 và Panasonic DH-4US1VW

Đứng trước quyết định lựa chọn một thiết bị bình nóng lạnh trực tiếp, một số người tiêu dùng hiện đang băn khoăn giữa hai cái tên Kangaroo KGWD45N2 và Panasonic DH-4US1VW, không biết đâu mới là lựa chọn thực sự phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Đừng lo, hãy để Websosanh giúp bạn lựa chọn.
So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Panasonic DH-4NS3VS và Ariston RT45E-VN

So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Panasonic DH-4NS3VS và Ariston RT45E-VN

Nếu đang tìm kiếm một chiếc bình nóng lạnh trực tiếp trong tầm giá 3 triệu đồng, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều băn khoăn khi phải lựa chọn giữa Panasonic DH-4NS3VS và Ariston RT45E-VN. Để giúp bạn có được quyết định đúng đắn, Websosanh sẽ giúp bạn so sánh chi tiết hai sản phẩm này.
Bếp từ Bosch PIE875HC1E Serie 6 vùng nấu linh hoạt, công suất mạnh mẽ

Bếp từ Bosch PIE875HC1E Serie 6 vùng nấu linh hoạt, công suất mạnh mẽ

Hiện nay, các thiết bị gia dụng thông minh, hiệu quả và tiện lợi đang dần chiếm lĩnh thị trường. Một trong những sản phẩm nổi bật trong danh mục bếp từ là bếp từ bốn Bosch PIE875HC1E. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá chi tiết về các đặc điểm và chức năng của chiếc bếp từ này.