Cảm biến vân tay bên trong màn hình - Xu hướng mới trên smartphone hiện đại

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Khi bắt đầu ra thứ công nghệ cảm biến vân tay bên trong màn hình, rất nhiều người dùng đã đặt ra câu hỏi, liệu công nghệ này có tiếp tục làm xu hướng mới trên smartphone hay không. Hãy cùng mình tìm hiểu câu trả lời cho câu chuyện này.

Thương hiệu điện thoại Vivo Apex là mẫu smartphone đầu tiên sở hữu cảm biến vân tay dưới màn hình và dường như nó đã “châm ngòi” cho một cuộc đua mới trên smartphone hiện đại với cảm biến vân tay trong màn hình.

Dự kiến, điện thoại Samsung Galaxy S10 cũng sẽ là một trong những mẫu smartphone cao cấp được trang bị cảm biến vân tay bên trong màn hình. Tuy nhiên không chỉ vậy, các báo cáo mới đây cho biết có tới 45 triệu cảm biến vân tay loại mới đã được các hãng điện thoại đặt hàng.

Huawei dự kiến đặt 6 triệu cảm biến cho điện thoại Huawei Mate 20 Pro, Xiaomi đặt 3 triệu, Vivo và OPPO đặt tới 33 triệu cảm biến để tích hợp trên những smartphone tầm trung.

Như vậy, năm 2018 sẽ là năm khởi đầu cho smartphone tích hợp cảm biến vân tay dưới màn hình, và từ năm sau, loại cảm biến này sẽ trở thành xu hướng mới trên smartphone toàn cầu. Vậy loại công nghệ này có thực sự tốt, và nếu để đem so sánh với loại cảm biến truyền thống thì điều gì sẽ xảy ra.

Cảm biến vân tay trong màn hình: Tốt, nhưng vẫn thua kém cảm biến vân tay truyền thống một bậc

Cảm biến vân tay trong màn hình của điện thoại Xiaomi Mi 8 EE sử dụng công nghệ Clear ID của Synaptics. Đây cũng là công nghệ mà Vivo đã sử dụng trên những chiếc máy như X20 Plus UD hay X21 UD. Về bản chất, cảm biến vân tay Clear ID nằm ở dưới màn hình OLED, sử dụng nguồn sáng phát ra từ màn hình này để đọc dấu vân tay của người dùng.

Chính vì vậy, mỗi khi người dùng chạm tay vào cảm biến ở trên màn hình thì sẽ có một luồng ánh sáng xanh phát ra phục vụ cho việc mở khóa, chứ không phải như nhiều người nghĩ chỉ là hiệu ứng nhìn cho nó đẹp mà thôi.

Và do cảm biến vân tay này được đặt ngay dưới màn hình, vậy nên nếu người dùng để ý thật kỹ, họ có thể thấy phần linh kiện “lấp ló”. Tuy nhiên, xin được nhắc lại rằng, để có thể thấy được nó là điều không hề đơn giản. Để chứng minh, mình đã phải chiếu một nguồn sáng rất mạnh trực tiếp vào màn hình, cộng thêm một vài thủ thuật hậu kỳ thì nó mới lộ rõ được. Vậy nên, trong quá trình sử dụng thông thường, người dùng sẽ không gặp vấn đề gì liên quan đến thẩm mỹ cũng như chất lượng hiển thị của màn hình điện thoại.

Cảm biến vân tay bên trong màn hình đang là xu hướng mới trên smartphone hiện đại
Cảm biến vân tay bên trong màn hình – Xu hướng mới trên những dòng smartphone hiện đại

Tốc độ nhận diện của cảm biến vân tay trong màn hình của điện thoại Xiaomi Mi 8 EE chậm hơn so với các giải pháp truyền thống, tuy nhiên vẫn trong ngưỡng đủ nhanh để người dùng không cảm thấy khó chịu.

Tuy nhiên, thật sự thì điều khiến cho tôi cảm thấy không hài lòng nhất ở cảm biến này là việc nó chưa thật sự ổn định và dễ sử dụng.

Đầu tiên, người dùng phải đặt ngón tay thật chính xác vào cảm biến thì nó mới có thể mở khóa. Để hỗ trợ điều này, màn hình của điện thoại Xiaomi Mi 8 sẽ luôn hiển thị một biểu tượng dấu vân tay để người dùng có thể biết được rằng mình cần chạm ngón tay vào đâu.

“Chạm ngón tay vào biểu tượng trên màn hình” một công việc nghe có vẻ đơn giản về mặt lý thuyết, tuy nhiên khi đi vào thực tế thì lại không nhuần nhuyễn như bạn nghĩ. Cảm biến vân tay truyền thống trên các smartphone hiện nay đều được đặt bên trong một chiếc vòng, giúp người dùng định vị ngón tay của mình một cách chính xác. Cảm biến vân tay trong màn hình của điện thoại Xiaomi Mi 8 EE không có đường biên, vậy nên tỷ lệ đặt ngón tay vào đúng cảm biến cũng sẽ thấp hơn, đặc biệt khi người dùng không để ý.

Cảm biến vân tay bên trong màn hình - Xu hướng mới trên smartphone hiện đại
Thương hiệu điện thoại Vivo cũng trở thành cái tên đầu tiên đi đầu về xu hướng dùng cảm biến vân tay trên những dòng smartphone của mình

Chính vì vậy, trong quá trình trải nghiệm điện thoại Xiaomi Mi 8 EE, tôi thường xuyên gặp tình trạng máy từ chối mở khóa vì không nhận diện được dấu vân tay. Sau đó, tôi phải điều chỉnh ngón tay của mình một chút thì mới mở khóa thành công.

Không chỉ vị trí, mà lực nhấn cũng là một yếu tố rất quan trọng. Người dùng sẽ không thể chạm vào màn hình một cách đơn thuần, mà họ sẽ phải tạo ra một lực nhấn vừa đủ thì cảm biến mới có thể đọc được dấu vân tay. Nếu không đủ lực nhấn, máy sẽ yêu cầu người dùng nhấn mạnh hơn.

Công nghệ cảm biến vân tay trong màn hình cũng không khắc phục được bất kỳ điểm yếu cố hữu nào của cảm biến vân tay truyền thống hiện nay. Ví dụ, với một tình huống mà người dùng thường gặp là khi ngón tay ướt, cảm biến vân tay trong màn hình của Mi 8 EE cũng không thể nhận diện được và từ chối mở khóa.  

=> Kết luận: Các thương hiệu điện thoại khác nhau đang rục rịch trang bị trên những dòng sản phẩm điện thoại sắp ra mắt của mình công nghệ cảm biến vân tay trên màn hình. Nhưng Apple vẫn có vẽ rất im hơi lặng tiếng về công nghệ này, nhiều người dùng có lẽ đã nghĩ rằng, những chiếc iPhone sắp sửa ra mắt chỉ được tối ưu công nghệ nhận diện khuôn mặt mà thôi.

Top 5 smartphone giá rẻ chiến game cực ngon đáng mua nhất trong năm 2018

Tin tức về Điện thoại di động