Lenovo A7000
Ưu điểm:
– Phần cứng tốt và ổn định
– Khả năng trình chiếu của loa ngoài ấn tượng
– Màn hình lớn
– Giá thành hợp lý
Nhược điểm:
– Thiết kế chưa có nhiều điểm nổi bật
– Pin chỉ ở mức trung bình
– Độ phân giải màn hình thấp
Ưu điểm:
– Giá thành rẻ
– Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
– Sở hữu nền tảng Tizen với nhiều điểm mới
Nhược điểm:
– Hiệu năng, phần cứng, và công nghệ màn hình đều chỉ ở mức trung bình
– Không có gì nổi bật ở thiết kế
So sánh về thiết kế
Điểm nhấn đầu tiên trên chiếc Lenovo A7000 đó là nó sở hữu một kích thước rất lớn với các số đo lần lượt là 152,6 x 76,2 x 7,9 mm, tuy nhiên lại nhẹ hơn nhiều so với các mẫu smartphone cùng hạng cân với chỉ 140g. Sở dĩ A7000 có kích thước lớn như vậy là do tấm màn hình quá khổ 5,5 inch khiên nó gần như tương đương với một chiếc máy tính bảng cỡ nhỏ.
Không chỉ vậy, các lớp cạnh viền của Lenovo A7000 còn được thiết kế khá dày, chứ không tiết kiệm diện tích như trên một vài mẫu smartphone, điển hình là LG G3 hay LG G Flex, khiến kích thước mặt phẳng của nó tăng lên đáng kể.
Về chất liệu, Lenovo A7000 có lớp vỏ hoàn toàn bằng nhựa và các góc viền được bo tròn khá đều. Mặt trước của A7000 tỏ ra khá cơ bản, tuy nhiên mặt sau lại có cấu trúc khác biệt so với các mẫu smartphone tiền nhiệm. Cụ thể, camera được làm lại thành hình vuông và đặt lệch hoàn toàn lên góc trên cùng bên trái, ngay phía dưới đó là đèn Flash LED hỗ trợ cho khả năng chụp thiếu sáng.
Về phần mình, chiếc Z1 sở hữu một ngoại hình với mặt trước và mặt sau hao hao giống với những mẫu Samsung Galaxy tiền nhiệm, đặc biệt là với chiếc Samsung Galaxy S5 mini – nhưng là với phiên bản màn hình 4 inch. Tuy nhiên lớp viền kim loại bao quanh thân máy được đánh giá là khá “thô”, và rõ ràng là đưa Samsung Z1 về đúng với cấp độ của nó như là một chiếc smartphone giá rẻ.
Tấm ốp lưng của Samsung Z1 cũng có thể dễ dàng tháo rời giống như các mẫu smartphone tiền nhiệm. Rất may là mặc dù thuộc phân khúc giá rẻ, nhưng tấm ốp lưng này vẫn tỏ ra khá chắc chắn, và không hề bị ọp ẹp khi dùng tay nhấn mạnh vào từng chi tiết. Bên dưới là 2 khe cắm SIM, 1 khe cắm thẻ nhớ microSD, và cục pin tháo rời dung lượng 1500mAh.
Về kích thước, chiếc Samsung Z1 tỏ ra khá nhỏ bé với chỉ 4 inch gợi nhớ lại loạt iPhone thế hệ 3S, 4S trước đây và nhỏ hơn nhiều so với mặt bằng chung màn hình 5 inch. Tuy nhiên Samsung Z1 lại có một ưu điểm nổi trội đó là có trọng lượng khá nhẹ cân (chỉ 112g). Điều này khiên cho nó có thể dễ dàng nằm gọn trong túi mà không cảm thấy bất kỳ khó chịu nào, đồng thời cũng đặc biệt phù hợp với đối tượng người dùng là nữ giới bởi nét thanh mảnh của nó.
So sánh về hiệu năng
Về phần cứng, chiếc Lenovo A7000 sở hữu một bộ vi xử lý MediaTek 8 lõi tốc độ 1,5GHz đi kèm với 2 GB RAM. Đây là một cấu hình khá mạnh khi so sánh với các đối thủ trong cùng phân khúc. Đặc biệt là với 2GB RAM, chiếc Lenovo tỏ ra rất nhanh và mượt từ các thao tác sử dụng thông thường, cho đến những ứng dụng nặng như chơi games 3D, hay làm việc đa nhiệm.
Một điểm nhấn khác của máy đó là nó cũng được hỗ trợ nền tảng di động Android lên tới phiên bản Lollipop 5.0 cùng nhiều tính năng độc đáo đi kèm. A7000 cũng hỗ trợ thẻ nhớ mở rộng lên tới 32GB bên cạnh bộ nhớ trong 8GB của nó. Ngoài ra, nó cũng sở hữu tính năng 2 SIM hữu ích.
Về thời lượng pin, máy chỉ đạt mức trung bình với pin dung lượng 2900mAh, đủ để đáp ứng các hoạt động và nhu cầu sử dụng thông thường. Tuy nhiên với một màn hình kích thước 5,5 inch, chúng tôi vẫn kỳ vọng vào một cục pin dung lượng lớn hơn bởi mức độ ngốn pin của những mẫu màn hình này là rất đáng kể.
Về phần cứng, Samsung Z1 được trang bị chip xử lý lõi đôi (dual-core) tốc độ 1.2GHz, đi kèm với 768 GB nghe thì có vẻ rất thấp khi so sánh với mặt bằng chung các thiết bị chạy Android trên thị trường hiện nay, nhưng đừng quên rằng Samsung Z1 chạy hệ điều hành Tizen chứ không phải Android.
Được biết nền tảng Tizen được dùng trên Samsung Z1 sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 50% so với các phiên bản hệ điều hành Android hiện nay. Do đó Samsung Z1 mặc dù không có một cấu hình quá ấn tượng, nhưng vẫn chạy rất mượt các ứng dụng, chuyển qua lại giữa các tab, và chạy đa nhiệm khá tốt. Việc đóng mở các ứng dụng cũng diễn ra rất nhanh chóng, không hề có cảm giác bị chậm chạp hay các khoảng lag giữa chúng.
Nền tảng Tizen chạy trên Samsung Z1 cũng thừa hưởng nhiều từ giao diện TouchWiz quen thuộc, như thanh trình đơn setting, và cái cách thức mà thanh hiển thị trạng thái đổ xuống.