Để tiếp tục chuỗi bài về các loại xe đạp, hôm nay chúng tôi sẽ đưa các bạn đến với một loại xe đạp được nhiều người ưa thích sử dụng: Xe đạp leo núi
Thế nào là xe đạp leo núi (MTB)?
Một dạng xe đạp leo núi
Nếu việc đi xe đạp trên đường nhựa rộng rãi, bằng phẳng làm bạn chán ngấy và muốn có những trải nghiệm, thử thách mới thì các địa hình “off road” là sự lựa chọn cho bạn
Xe đạp leo núi chính là dòng xe đạp giúp bạn đi trên những địa hình “off road”, các dốc đá thẳng đứng, các thung lũng, bãi đá sỏi, cánh đồng, bãi cát trên hoang mạc…
Xe đạp thể thao là một môn thể thao đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn và sự mạo hiểm cần thiết thì mới có thể thực hiện được. Vì so với các địa hình khác, đi xe đạp leo núi quả thực là môn thể thao mạo hiểm.
Để có thể đi trên những địa hình đặc biệt khó khăn như thế, đòi hỏi chiếc xe đạp của bạn phải có thiết kế phù hợp để có thể đi dễ dàng và đảm bảo sự an toàn cho người đi khi thực hiện cuộc hành trình với xe đạp leo núi.
Đặc điểm của xe đạp leo núi
Cứng cáp, mạnh mẽ, chính xác và an toàn là những yếu tố cần thiết nhất phải có trên một chiếc xe đạp leo núi, để đáp ứng được những điều đó, đòi hỏi mọi thiết kế của xe đạp leo núi phải thật sự có được sự mạnh mẽ cần có
– Khung xe đạp leo núi
Là yếu tố quan trọng nhất trong chiếc xe đạp leo núi, đòi hỏi khung của MTB phải có sự mạnh mẽ và chắc chắn cần có. Với các ống khung sườn xe có bán kính lớn, đặt dạng nghiêng và cao lớn hơn những loại xe đạp khác, vì địa hình di chuyển của xe đạp leo núi có nhiều chướng ngại vật phía dưới, nếu quá thấp như các dòng citu bike thì khá nguy hiểm
Chất liệu làm khung là điều quan trọng nhất, một chiếc xe đạp leo núi có thể sử dụng các chất liệu sau:
+ Khung xe đạp MTB bằng thép
Một dạng khung xe đạp MTB bằng thép
Là loại chất liệu được sử dụng cho những chiếc MTB đời đầu, do có ưu điểm là rất chắc chắn, cứng cáp và đáp ứng nhu cầu của một chiếc xe đạp leo núi
Tuy nhiên, những khung thép thì thường rất nặng, vì thế gây khó khăn cho người dùng, và mặc dù được cải thiện bằng thép chống gỉ, nhưng thời gian ăn mòn cũng nhanh hơn các loại chất liệu khác
+ Khung xe đạp MTB bằng nhôm
Một dạng khung xe đạp MTB bằng nhôm
Nhẹ hơn thép, và không bị gỉ trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu của một chiếc xe đạp leo núi, tuy nhiên khung nhôm qua thời gian lại có môt nhược điểm lại dễ bị biến dạng hơn các loại khung khác, vì nhôm là một kim loại dẻo, đồng thời không hấp thụ được các xung động khi đi trên các địa hình ghồ ghề, do đó, thường tạo độ xóc cho xe đạp
+ Khung xe đạp MTB bằng sợi carbon
Một dạng khung xe đạp MTB bằng carbon
Là chất liệu mới đưa vào sử dụng trong công nghiệp chế tạo khung xe đạp, carbon gây ấn tượng với việc có được tất cả các ưu điểm của các chất liệu khác: nhẹ hơn nhôm, cứng cáp như thép, không gỉ, không biến dạng qua thời gian
Tuy nhiên, để sở hữu được một chiếc xe đạp khung sợi carbon đòi hỏi túi tiền của bạn không giới hạn, vì khung xe đạp carbon có mức giá rất đắt, đắt hơn các loại khung khác hàng chục lần
+ Khung xe đạp MTB bằng Titan
Một dạng khung xe đạp MTB bằng Titan
Hầu hết những chiếc xe đạp cao cấp nhất có khung làm từ Titan. Và cho dù khung bằng nhôm hoặc sợi carbon dù thế nào cũng bị thời gian “ăn mòn”, thì khung xe đạp bằng Titan sẽ bền lâu với thời gian
Không bị phá hủy, mạnh mẽ, có khả năng chịu được tải trọng lớn mà không ảnh hưởng đến khả năng của xe đạp, vì thế các khung xe đạp Titan được cho là tốt nhất cho tới thời điểm hiện tại để làm khung xe đạp
Tuy nhiên, khung xe đạp Titan sẽ không hề rẻ, và đắt hơn cả các khung xe đạp MTB bằng sợi carbon
– Bánh xe đạp leo núi
Một bánh xe đạp leo núi đặc trưng
Để có thể đi qua các địa hình hiểm chở đặc biệt, các xe đạp leo núi đòi hỏi phải có bộ bánh xe khỏe mạnh. Và để đạt được điều đó, bánh xe đạp leo núi thường có kích thước vành nhỏ hơn các loại vành xe đạp khác, trong khi bán kính lốp lại lớn hơn các dòng xe đạp khác.
Ngoài ra, các bánh xe đạp leo núi thường có số đũa xe nhiều hơn hẳn so với các dòng xe khác, nhằm đảm bảo sự chắc chắn, mạnh mẽ của bánh xe.
Tham khảo các đặc điểm cần có của lốp xe đạp leo núi
– Ghi đông xe đạp MTB
Ghi đông của xe đạp leo núi
Đặc điểm chung của tay lái (ghi đông) của các xe đạp MTB là có có ghi đông dạng nằm ngang, chứ không cong như các loại xe Road bike, nguyên nhân là do dạng tay lái này giúp người đi xe đạp có tư thế thoải mái nhất khi đi xe, đồng thời không hạn chế tầm nhìn của người điều khiển xe trên những đoạn đường đầy chướng ngại vật.
Độ rộng của ghi đông xe đạp MTB cũng được mở rộng bằng độ rộng của vai người đi xe, nhằm tạo tư thế thoải mái nhất trên những con đường đầy ghập ghềnh, hiểm trở
– Yên xe đạp MTB
Tư thế ngồi của những người đi xe đạp keo núi
Yên xe đạp leo núi thường được thiết kế rộng bản hơn các loại xe đạp khác, nhằm tạo sự thoải mái cho người ngồi. Tư thế ngồi được tạo ra của người điều khiển là thẳng, do đó, yên xe đạp leo núi thường không cao như các loại xe đạp Road bike
Yên xe cũng sẽ là trung tâm trọng lực của cả xe dồn xuống, và có khả năng điều chỉnh để trọng lực rơi vào những vị trí khác nhau, khi đi xe trên các địa hình khác nhau nhằm giúp người đi xe đạp đi thoải mái nhất.
– Bộ số xe đạp MTB
Bộ số của xe đạp leo núi thường ít số hơn các loại xe đạp khác
Không giống như các loại xe đạp khác có nhiều cấp độ số khác nhau, xe đạp leo núi chỉ có bộ số với một số ít cấp đi, phụ vụ cho việc đi các dạng địa hình nhất định.
Các số thấp được dùng để leo núi, và số cao thì trên những con đường “phẳng hơn” như đi qua đường rải sỏi, hoặc qua suối…
Một chiếc xe đạp leo núi thường chỉ có 1 – 2 dĩa nhông trước, và khoảng 8 – 9 líp nhông sau chứ không nhiều như các loại xe đạp khác
Ngoài ra, một số chiếc xe đạp MTB cao cấp cũng có thêm một bộ số hỗ trợ cho việc leo dốc và xuống dốc với lực mạnh mẽ hơn, gọi là “hộp số bà già”
– Phuộc xe đạp MTB
Phuộc nhún hơi hoặc phuộc nhún thủy lực ứng dụng khá tốt trên xe đạp leo núi
Giảm xóc là bộ phận cực quan trọng của một chiếc MTB, do thường xuyên di chuyển trên những đoạn đường gập ghềnh nên các xe đạp MTB phải có khả năng giảm xóc tốt.
Công nghệ hiện đại phát triển nên hệ thống giảm xóc trên các xe đạp leo núi cũng được cải thiện nhưng hiện nay có 3 loại hệ thống giảm xóc được áp dụng trên xe đạp leo núi:
+ Giảm xóc lò xo: Bền lâu, giá rẻ, nhẹ, tuy nhiên lại không có khả năng giảm xóc tốt, xe đi vẫn bị xóc nhiều
+ Phuộc nhún hơi: Khả năng hấp thụ xung động tốt, tuy nhiên lại không bền
+ Phuộc nhún thủy lực: Khả năng giảm xóc vượt trội nhất, bền bỉ tuy nhiên giá thành lại khá cao, và nặng
– Hệ thống phanh xe đạp MTB
Hệ thống phanh đĩa mới có thể phát huy tác dụng trên xe đạp leo núi
Phanh kẹp má với sợi Kevlar sẽ không ứng dụng được trên các loại xe này, vì thường xuyên di chuyển trong điều kiện đường lầy lội bùn đất, nước, nên nếu dùng phanh kẹp má sẽ không phát huy tác dụng
Thay vào đó, các xe đạp MTB thường sử dụng hệ thống phanh đĩa hoặc phanh thủy lực, có lực mạnh và chuẩn xác hơn.
Nên mua xe đạp MTB của hãng nào?
Trek là một thương hiệu xe MTB nổi tiếng thế giới
Trên thị trường hiện có rất nhiều hãng sản xuất xe đạp, và thậm chí các hãng “không chính thức” cũng lan tràn vào thị trường này.
Tuy nhiên, đừng nên ham rẻ mà mua xe đạp leo núi không rõ nguồn gốc, các xe bãi, xe Tàu, vì sự an toàn không cao và chỉ tiền mất tật mang
Bạn nên tìm mua các loại xe đạp MTB chính hãng, của các hãng quốc tế nối tiếng, được nhập khẩu nguyên chiếc hoặc mang về Việt Nam rồi lắp ráp.
Các hãng xe đạp leo núi được ưa chuộng và đánh giá cao nhất là: Trek, Salsa, Giant, Cannondale và Jamis. Mặc dù mức giá cao nhưng đảm bảo có một chiếc xe đạp cực chất
Còn tiếp
O.N