Đánh giá Asus Vivobook 15 F512DA: Giá rẻ, hiệu năng cao!

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu bạn đang tìm hiểu về chiếc laptop Asus Vivobook 15 F512DA thì những thông tin dưới đây hẳn sẽ giúp ích được cho bạn.

Thiết kế

Bộ khung của máy tương tự như trên chiếc VivoBook S15 S532 mặc dù không có ScreenPad. Thiết bị sử dụng chất liệu nhựa mờ ở mặt sau tạo cảm giác kém cao cấp hơn khi so sánh với bề mặt bằng nhôm chải của dòng máy cao cấp ZenBook 15. Dù vậy, chất lượng hoàn thiện của máy vẫn đủ chắc chắn, đặc biệt khi so sánh với những thiết bị khác có viền màn hình mỏng như LG Gram 15 hay Samsung Notebook 9. Hiện tượng cong vênh vẫn xuất hiện nhưng ở một mức rất nhỏ, chỉ có một tiếng kêu nhẹ khi vặn thân máy hoặc ấn vào giữa trung tâm của bàn phím.

Phần bản lề không thực sự được tốt lắm. Khi đóng và mở màn hình, mình vẫn nghe thấy một số tiếng lách cách nhẹ, tạo cảm giác không được cao cấp. Khi mở màn hình ở góc trên 150°, bản lề bắt đầu có hiện tượng căng và yếu hơn một chút. Nhìn chung thì mình vẫn hài lòng về chất lượng của máy, nhưng tuổi thọ vẫn còn là dấu hỏi lớn.

Cổng kết nối

Hệ thống cổng kết nối tương tự như trên VivoBook S15 S532. Cổng HDMI và USB bên cạnh phải bị đổi vị trí cho nhau không rõ vì lý do gì, còn lại vị trí các cổng là không thay đổi. Mình vẫn thích khoảng cách giữa các cổng rộng hơn một chút để bớt chật chội.

Bàn phím – Touchpad

Bàn phím backlit có kích thước, bố cục và cảm giác phím tương tự như trên S15 S532. Đây là chiếc bàn phím có phản hồi rất tốt dù mức giá của thiết bị chỉ chưa tới 500$. Nhưng phím NumPad hẹp và phím mũi tên nhỏ cũng mang lại trải nghiệm không thoải mái.

Kích thước bàn phím khá nhỏ, vào khoảng 10.5 x 7.4 cm nhỏ hơn ZenBook 15. Trải nghiệm di chuột là mượt mà, không xuất hiện hiện tượng nhảy chuột hoặc delay. Cảm giác nhấp chuột khá mềm và xốp.

Màn hình

Khả năng hiển thị ngoài trời của máy khá tệ, nhưng dù sao vẫn chấp nhận được trong phân khúc giá rẻ. Nguyên nhân bởi độ tương phản và độ sáng tối đa của màn hình thấp. Thậm chí độ sáng màn hình còn bị giảm xuống từ 252 nits xuống 216 nits khi sử dụng pin. Bạn có thể tắt chức năng điều chỉnh độ sáng trong phần mềm AMD Adrenalin.

Hiệu năng

Hiệu năng CPU tương tự như bộ vi xử lý thế hệ Kaby Lake Core i3-8130U hoặc Whiskey Lake – U Core i3-8145U. Bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 10 Core i3-1005G1 được thấy trên Dell XPS 13 cho hiệu năng nhanh hơn từ 20 đến 30%. Asus cũng hỗ trợ tùy chọn Core i7-8565U, mang tới hiệu năng nhanh hơn khoảng 50% so với bộ vi xử lý Zyzen 3.

Khả năng xử lý đồ họa của Radeon RX Vega 3 tương tự và ngang tầm với Intel UHD Graphics 620. Vì vậy thiết bị không phù hợp để chơi game 3D, nhưng những tựa game nhẹ vẫn có thể chơi được tạm ổn.

Loa ngoài

Dĩ nhiên sẽ không có điều gì đáng ngạc nhiên về chất lượng âm thanh ở mức giá này cả. Khi ở mức âm lượng tối đa sẽ không có hiện tượng bị méo tiếng, nhưng phần chiếu kê tay sẽ rung ở một mức độ vừa phải khi bạn chạm vào. Âm lượng tối đa cũng không đủ để lấp đầy một phòng họp.

Tuổi thọ pin

Với viên pin nhỏ thường thấy trên các thiết bị thuộc phân khúc giá rẻ, thời lượng sử dụng pin của máy vẫn rất ổn với 6h làm việc duyệt web thực tế. Thời gian sạc đầy pin vào khoảng 1,5 giờ.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.