Đánh giá laptop biến hình IdeaPad Yoga 2 11

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Với mức giá gốc chỉ hơn 10 triệu đồng và 4 chế độ hoạt động tiện dụng, IdeaPad Yoga 2 11 thực sự là một sản phẩm xứng đáng với tên tuổi của Lenovo.

Với mức giá gốc chỉ hơn 10 triệu đồng và 4 chế độ hoạt động tiện dụng, IdeaPad Yoga 2 11 thực sự là một sản phẩm xứng đáng với tên tuổi của Lenovo.

Ở mức giá 499 USD (khoảng 10,5 triệu đồng; giá gốc tại Mỹ), IdeaPad Yoga 2 11 là một chiếc laptop biến hình dành cho nhiều đối tượng sử dụng. Giữ nguyên thiết kế nắp gập 180 độ của dòng Yoga, Lenovo đã chuyển sang sử dụng vi xử lý Intel Petium trên Yoga 2 11 nhằm đưa dòng laptop biến hình nổi tiếng của mình tới phân khúc thấp hơn của thị trường.

Với mức giá rẻ, người dùng băn khoăn về các chức năng cơ bản như lướt web, xem video và làm việc văn phòng có bị Lenovo cắt giảm. Chúng ta cùng kiểm chứng cụ thể hơn về IdeaPad Yoga 2 11.

Thiết kế

IdeaPad Yoga 2 11 giữ lại gần như tất cả các chi tiết mềm mại của các dòng Yoga 11 inch trước đây. Song, do là một model giá rẻ, phiên bản Yoga 2 không có lớp vân mềm sang trọng như các dòng Yoga khác. Bên cạnh màu đen truyền thống, người tiêu dùng cũng có thể lựa chọn màu da cam và màu bạc cho IdeaPad Yoga 2 11.

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Lớp vỏ nhựa của IdeaPad Yoga 2 11 rất dễ bị bám vân tay và bám bẩn. Do đó bạn nên mang theo một chiếc khăn lau máy trong các chuyến đi dài ngày. Logo Lenovo ở phía sau lưng của IdeaPad Yoga 2 11 thể hiện rất rõ… mức giá khá thấp của chiếc laptop này. Tổng thể, thiết kế của IdeaPad Yoga 2 11 gần như không có một chi tiết cao cấp nào cả, ngoại trừ phần khớp nối thân máy và màn hình bằng nhôm đặc trưng của dòng Yoga.

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Có cùng một cân nặng (1,27 kg) song IdeaPad Yoga 2 11 (kích cỡ 29,7 x 20,6 x 1,7 cm) lại mỏng hơn khá nhiều so với chiếc Satellite NB15t của Toshiba (28,4 x 20,8 x 2,29 cm và cân nặng 1,27 kg). Khi sử dụng ở chế độ laptop, chiếc Transformer Book T100 của ASUS có lợi thế lớn nhất về kích cỡ (dày 1,04 cm; nặng 544 gram), song lại quá dày và nặng gần bằng IdeaPad Yoga 2 11 khi kết hợp cùng dock màn hình (kích cỡ 26,4 x 17 x 2,36 cm và nặng 1,09 kg).

Nhiều chế độ hoạt động

Theo đúng truyền thống của dòng Yoga, chiếc IdeaPad Yoga 2 11 có thể hoạt động ở 4 chế độ khác nhau: Notebook (laptop thông thường), Stand (dùng thân bàn phím làm đế cho máy), Tent (thân gập hình chữ V ngược) và Tablet (gập bàn phím vào phía sau màn hình như một chiếc tablet cỡ lớn).

Bạn có thể sử dụng chế độ Stand trong các môi trường hạn chế diện tích như trên máy bay hoặc để trình diễn PowerPoint. Chế độ Tent sẽ giúp ích cho các bà nội trợ và những người dùng cần tra cứu nhanh thông tin.

Nhìn chung, màn hình của IdeaPad Yoga 2 11 sẽ mất khoảng một giây bị lag (trễ) mỗi lần bạn chuyển đổi chế độ. Bạn sẽ phải đợi trong một thời gian ngắn sau khi đã “biến hình” cho thiết bị để có thể tiếp tục sử dụng.

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Chế độ Tent

Trong khi số lượng chế độ sử dụng đa dạng sẽ khiến nhiều người dùng thích thú, việc IdeaPad Yoga 2 11 không có bàn phím “chìm” so với phần thân xung quanh như chiếc ThinkPad Yoga chắc chắn sẽ gây khó chịu trong quá trình sử dụng ở chế độ Tablet.

Các ứng dụng dành riêng cho IdeaPad Yoga 2 11

Chắc chắn, trải nghiệm Yoga sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều với các ứng dụng phù hợp cho mỗi chế độ. Thật may mắn, Lenovo hiểu rất rõ tầm quan trọng của các ứng dụng: công cụ Yoga Picks cài sẵn trên IdeaPad Yoga 2 11 sẽ tự động lựa chọn và đưa ra gợi ý tải về các ứng dụng mỗi khi bạn chuyển chế độ sử dụng.

Cụ thể hơn, một thông báo nhỏ sẽ xuất hiện ở góc trên màn hình. Chạm tay/click vào thông báo này sẽ mở một danh sách các ứng dụng/game mà bạn có thể tải về từ chợ ứng dụng Pokki.com.

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Khi chuyển sang chế độ Stand, Yoga Picks sẽ đưa ra gợi ý về các ứng dụng Outlook, IMDB và SoundCloud. Khi bật chế độ Tent, ứng dụng này sẽ gợi ý tải về các ứng dụng như MTV, Vevo, Spotify và CNN. Trong chế độ Tablet, Yoga Picks sẽ cho phép bạn tải Yahoo Weather và StumbleUpon.

Một số trò chơi vốn được dành riêng cho các dòng AiO cỡ lớn (Lenovo IdeaCentre Horizon 27 và Lenovo IdeaCentre Flex 20) cũng được gợi ý trong chế độ Tablet: Lenovo Roulette, Chess, Lenovo Air Hockey và Lenovo Tycoon.

Trong khi Yoga Picks là một ý tưởng khá tốt, không hiểu vì lý do gì Lenovo chỉ đưa ra tùy chọn tải về ứng dụng mà không cho phép người dùng kích hoạt ứng dụng ngay từ màn hình của Yoga Picks. Khi bạn đã tải về các ứng dụng do Yoga Picks gợi ý, ứng dụng này sẽ sớm trở nên vô dụng.

Màn hình

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Màn hình 11.6 inch độ phân giải 1366 x 768 pixel của IdeaPad Yoga 2 11 cho màu sắc rất rực rỡ, các chi tiết khá sắc nét và độ sáng khá tốt. Đoạn trailer 1080p của bộ phim Cuban Fury trở nên sống động với các màu xanh, vàng và tím rực rỡ trên nền sàn nhảy. Các chi tiết nhỏ như ánh sáng của viên đá trang trí hay màu xanh bóng trên chiếc áo của nhân vật chính cũng được tái hiện đủ tốt trên màn hình của IdeaPad Yoga 2 11.

Góc nhìn của IdeaPad Yoga 2 11 khá rộng, đủ cho 2 người có thể cùng chia sẻ một đoạn video. Màu sắc trong 4 chế độ hoạt động của IdeaPad Yoga 2 11 không bị thay đổi nhiều. Màn hình của chiếc laptop này có độ sáng 348 lux, bỏ xa mức trung bình 265 lux của phân khúc laptop siêu di động (siêu mỏng, nhẹ). Transformer Book T100 chỉ đạt độ sáng 204 lux, trong khi Satellite NB15t chỉ đạt độ sáng kém cỏi 135 lux.

Các tính năng cảm ứng trên màn hình của IdeaPad Yoga 2 11 hoạt động khá nhạy và chính xác. Bạn có thể dễ dàng khởi động, chuyển đổi ứng dụng từ màn hình cảm ứng của IdeaPad Yoga 2 11.

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Trong thử nghiệm của LaptopMag, IdeaPad Yoga 2 11 chỉ có thể hiển thị 68% dải màu chuẩn sRGB, cao hơn mức trung bình 67% của phân khúc laptop siêu di động và mức 61% của Satellite NB15t. Khả năng tái hiện màu sắc chính xác của IdeaPad Yoga 2 11 không được tốt như mong đợi: điểm số Delta-E của mẫu Yoga này chỉ là 6,6, dù vẫn tốt hơn mức trung bình 7 (điểm càng thấp càng tốt) nhưng vẫn cách quá xa mức chuẩn 0. Satellite NB15t có độ chính xác màu sắc tốt hơn nhiều: 5 điểm.

Công nghệ cảm biến chuyển động Lenovo Motion

Không chỉ có màn hình cảm ứng cùng chuột/bàn phím, IdeaPad Yoga 2 11 còn có thể nhận diện chuyển động qua tính năng Lenovo Motion.

Khi đã bật tính năng Lenovo Motion, webcam của IdeaPad Yoga 2 11 sẽ tự động theo dõi chuyển động của bạn. Theo Lenovo, ứng dụng này có thể hoạt động ở khoảng cách từ 30 cm đến 1,5 mét. nhưngkhoảng cách hoạt động tốt nhất của tính năng Motion là vào khoảng 45 cm.

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Tính năng cảm biến chuyển động của IdeaPad Yoga 2 11 có thể kết hợp cùng các ứng dụng phổ biến như PowerPoint, Windows PhotoViewer hay các ứng dụng riêng của Lenovo như Yoga Chef. Ví dụ, bạn có thể di chuyển tay trước màn hình của máy để cuộn ảnh và slide.. Bạn có thể giơ ngón cái để tạm dừng hoặc tiếp tục chơi video hoặc bài trình diễn PowerPoint.

Khi xem ảnh, bạn có thể giơ nắm đấm lên hoặc xuống để phóng to, thu nhỏ. Khi đã quen với các cử chỉ điều khiển của IdeaPad Yoga 2 11, bạn sẽ nhận thấy rằng Lenovo Motion hoạt động rất nhanh và chính xác. Khi kết hợp tính năng độc đáo này cùng chế độ Stand, bạn sẽ được tận hưởng một trải nghiệm nội dung số rất ấn tượng. Có thể nói rằng tính năng Lenovo Motion là một trong những thành tựu sáng giá của công nghệ cảm biến chuyển động trên laptop trong những năm gần đây.

Âm thanh

IdeaPad Yoga 2 11 có âm thanh thậm chí còn không tương xứng với kích cỡ màn hình rất nhỏ (11.6 inch) của mình. Bộ loa của chiếc laptop này thậm chí còn không đủ dùng cho một căn phòng nhỏ. Ở khoảng cách 60cm, âm lượng của IdeaPad Yoga 2 11 đạt 83 decibel, thấp hơn mức trung bình 84 db của phân khúc laptop siêu di động.

Bàn phím và touchpad

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Dù vẫn được mang thương hiệu AccuType của Lenovo, chất lượng bàn phím trên IdeaPad Yoga 2 11 không tốt như mong đợi. Bàn phím thiết kế Chiclet (phím vuông, góc bo tròn) của IdeaPad Yoga 2 11 có bố cục khá rộng rãi, song với độ sâu nhấn phím chỉ là 1mm (thấp hơn mức thông thường 1,5 – 2 mm của laptop), bàn phím của IdeaPad Yoga 2 11 tạo cảm giác nhấn phím quá cứng và khó chịu.

Tệ hơn, bàn phím của IdeaPad Yoga 2 11 còn gặp hiện tượng lún khu vực xung quanh khi nhấn phím quá mạnh. Với tất cả các điểm yếu này, IdeaPad Yoga 2 11 chỉ đạt tốc độ 50 từ/phút thấp hơn hẳn mức trung bình 55 từ/phút.

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Touchpad Synaptics kích cỡ 9 x 6 cm của IdeaPad Yoga 2 11 cho chất lượng di chuột rất nhạy và mượt mà. Các cử chỉ cảm ứng đa điểm như kéo-để-zoom, trượt tay 3 ngón đều được thực hiện rất dễ dàng. Góc dưới của touchpad hơi mềm, song vẫn có thể đảm nhiệm vai trò nút trái/phải của chuột rất tốt.

Tản nhiệt

Sau 15 phút xem video Hulu, bộ phận touchpad của IdeaPad Yoga 2 11 có nhiệt độ 29 độ C; hàng phím giữa đạt 33,3 độ C, trong khi thân dưới của máy có nhiệt độ lên tới 38,3 độ C. Như vậy, nhiệt độ phần thân dưới của IdeaPad Yoga 2 11 đã vượt qua mức có thể gây khó chịu (35 độ C), và do đó người dùng không nên đặt máy lên đùi trong thời gian quá dài.

Điểm mạnh - Nhiều chế độ

Webcam

Các đoạn video và ảnh chụp từ webcam 720p trên ứng dụng mặc định của Windows cho màu sắc khá ấm áp, song các chi tiết chưa được tốt như mong đợi. Trong các bức ảnh do LaptopMag chụp lại, các chi tiết nhỏ gặp hiện tượng mờ, mất nét và hơi nhòe.

Ứng dụng Camera Man của Lenovo cũng cho chất lượng hình ảnh tương tự như ứng dụng Webcam mặc định của Windows, song với ứng dụng này bạn có thể sử dụng nhiều loại khung hình và hiệu ứng độc đáo. Camera Man cũng cho phép người dùng sử dụng lệnh giọng nói để chụp ảnh.

Với mức giá gốc chỉ hơn 10 triệu đồng và 4 chế độ hoạt động tiện dụng, IdeaPad Yoga 2 11 thực sự là một sản phẩm xứng đáng với tên tuổi của Lenovo.

Bạn có thể dùng phần mềm Lenovo Veriface Pro đi kèm với IdeaPad Yoga 2 11 để gia tăng bảo mật cho máy. Ứng dụng này sẽ chụp ảnh khuôn mặt của bạn, và sau khi đã nhận diện, bạn có thể dùng khuôn mặt của mình để đăng nhập thay cho mật khẩu truyền thống.

Cổng kết nối

Ở phía bên phải thân máy là nút nguồn, tăng giảm âm lượng, nút khóa hướng màn hình (ngang, dọc) và nút Novo dùng để khởi động màn hình sao lưu, hồi phục của ứng dụng Lenovo OneKey Recovery. Cạnh phải của máy cũng là vị trí đặt 1 cổng USB 3.0 và một cổng miniHDMI.

Phía bên trái thân máy là một cổng USB 2.0, đầu đọc thẻ HDMI, khe cắm tai nghe/microphone kết hợp cùng cổng cắm dây nguồn.

Với mức giá gốc chỉ hơn 10 triệu đồng và 4 chế độ hoạt động tiện dụng, IdeaPad Yoga 2 11 thực sự là một sản phẩm xứng đáng với tên tuổi của Lenovo.

Hiệu năng

Với vi xử lý Intel Pentium N3520 2.16 GHz và 4GB RAM, IdeaPad Yoga 2 11 không phải là một chiếc laptop cấu hình “khủng” nhưng vẫn có thể đảm đương các tác vụ hàng ngày một cách dễ dàng.IdeaPad Yoga 2 11 có thể vừa mở video trên Netflix, vừa mở 6 tab trên Firefox, Internet Explorer và Chrome, vừa quét hệ thống mà không gặp vấn đề nào về hiệu năng.

Trong benchmark PCMark7, IdeaPad Yoga 2 11 đạt điểm số 1.865, không bằng 1/2 so với mức trung bình 4.112 của phân khúc laptop siêu di động. Transformer Book T100 với vi xử lý Atom Z3740 1.3 GHz đạt điểm số 2.338 trong khi Satellite NB15t chỉ đạt điểm số 1.458 do chỉ có vi xử lý cấp thấp Celeron N2810 2.0 GHz.

Trong thử nghiệm ổ cứng, IdeaPad Yoga 2 11 phải mất tới 2 phút 14 giây để copy 4,97 GB dữ liệu. Tốc độ của ổ cứng 500GB 5.400 vòng/phút của chiếc Yoga này chỉ là 38 MB/giây, bằng 1/3 của mức trung bình 133 MB/giây của phân khúc. Bộ nhớ flash 64GB của Transformer Book T100 chỉ đạt tốc độ 25 MB/giây, trong khi ổ cứng 500GB 5.400 vòng/phút của Satellite NB15t cũng chỉ đạt tốc độ 24 MB/giây.

IdeaPad Yoga 2 11 mất 17 giây để khởi động Windows 8.1, ngang với thời gian khởi động của Transformer Book T100. Mức trung bình của phân khúc laptop siêu di động là 15 giây. Satellite NB15t phải mất tới 19 giây để khởi động phiên bản Windows mới nhất.

Trong thử nghiệm ghép 20.000 tên vào địa chỉ tương ứng trên OpenOffice SpreadSheet, IdeaPad Yoga 2 11 mất 16 phút 19 giây để hoàn thành, chậm hơn mức trung bình 14 phút 07 giây tới 2 phút 12 giây. Satellite NB15t cho kết quả rất kém: 18 phút 57 giây, trong khi Transformer Book T100 thậm chí còn mất tới 20 phút 48 giây để hoàn thành thử nghiệm này.

Với mức giá gốc chỉ hơn 10 triệu đồng và 4 chế độ hoạt động tiện dụng, IdeaPad Yoga 2 11 thực sự là một sản phẩm xứng đáng với tên tuổi của Lenovo.

Đồ họa

Đồ họa tích hợp Intel HD trên IdeaPad Yoga 2 11 không đủ để bạn có thể chơi các game “đỉnh” tương đối cũ như World of Warcraft. Bạn chỉ có thể chơi các game casual như Angry Birds hay Duolingo trên chiếc laptop giá rẻ này.

Trong thử nghiệm 3DMark Ice Storm Extreme, IdeaPad Yoga 2 11 đạt điểm số 12.745. Satellite NB15t chỉ đạt điểm số bằng 1 nửa sản phẩm của Lenovo: 6.141, trong khi Transformer Book T100 cũng chỉ đạt 9.710. Cả 3 sản phẩm này đều không đạt tới mức trung bìng 20.333.

Trong trò chơi World of Warcraft, IdeaPad Yoga 2 11 chỉ đạt 20 khung hình/giây ở độ phân giải 1366 x 768 pixel, tùy chỉnh tự động (Auto). Cả Yoga và 2 sản phẩm cạnh tranh Satellite NB15t (12 khung hình/giây) và Transformer Book T100 (19 khung hình/giây) đều không đạt mức 30 khung hình/giây (mức “có thể chơi được”). Mức trung bình của phân khúc laptop siêu di động là 34 khung hình/giây.

Với mức giá gốc chỉ hơn 10 triệu đồng và 4 chế độ hoạt động tiện dụng, IdeaPad Yoga 2 11 thực sự là một sản phẩm xứng đáng với tên tuổi của Lenovo.

Thời lượng pin

Khi lướt web liên tục ở độ sáng 100 nit (tương đương với 28% độ sáng tối đa của màn hình), IdeaPad Yoga 2 11 đạt thời lượng pin 5 giờ 19 phút, thấp hơn gần 1,5 giờ so với mức trung bình 7 giờ 54 phút.

Phần mềm

IdeaPad Yoga 2 11 được cài đặt sẵn các ứng dụng hỗ trợ người dùng của Lenovo như App Show Case (ứng dụng) và Lenovo Support (chứa đường dẫn tới hướng dẫn sử dụng, diễn đàn người dùng…). Ứng dụng OneKey Recovery System cho phép người dùng tạo bản sao lưu cho ổ cứng và phục hồi khi gặp sự cố.

Lenovo cũng cài đặt thêm một số ứng dụng độc quyền cho dòng Yoga. Ứng dụng Yoga Companion không chỉ đồng bộ hóa chiếc Ideapad của bạn với smartphone mà còn có thể bắt đầu cuộc gọi từ PC, chia sẻ nội dung từ máy tính qua tin nhắn, hiển thị file của điện thoại lên Windows. Yoga Photo Touch cho phép chỉnh sửa ảnh, trong khi Yoga Chef là một kho các công thức nấu ăn mà các bà nội trợ chắc chắn sẽ ưa thích.

Một số ứng dụng của bên thứ 3 như Evernote Touch, Kindle hoặc AccuWeather cũng được cài đặt trên IdeaPad Yoga 2 11.

Với mức giá gốc chỉ hơn 10 triệu đồng và 4 chế độ hoạt động tiện dụng, IdeaPad Yoga 2 11 thực sự là một sản phẩm xứng đáng với tên tuổi của Lenovo.

Cấu hình

Phiên bản thử nghiệm trong bài viết có vi xử lý Intel Pentium N3520 tốc độ 2.16 GHz, 4GB RAM, ổ cứng 500GB với mức giá 499 USD (10,5 triệu đồng; giá gốc tại Mỹ).

Phiên bản cao cấp nhất có giá 799 USD (16,8 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ) và được trang bị vi xử lý Intel Pentium N3520 2.42Ghz, 4GB RAM, ổ cứng thể rắn 16GB đi kèm ổ SSHD (ổ “lai”) 500GB.

Phiên bản tầm trung của IdeaPad Yoga 2 11 có cấu hình giống hệt phiên bản cao cấp, song không có ổ cứng thể rắn và sử dụng ổ HDD thông thường thay cho ổ SSHD.

Với mức giá gốc chỉ hơn 10 triệu đồng và 4 chế độ hoạt động tiện dụng, IdeaPad Yoga 2 11 thực sự là một sản phẩm xứng đáng với tên tuổi của Lenovo.

Kết luận

Rõ ràng, ở mức giá tương đối mềm (500 USD), bạn sẽ phải chấp nhận một số điểm yếu không mấy dễ chịu của IdeaPad Yoga 2 11. Bàn phím của máy có chất lượng hơi kém và chất lượng loa cũng chưa tốt như mong đợi. Bù lại, IdeaPad Yoga 2 11 có hiệu năng khá tốt, màn hình sáng, rực rỡ và quan trọng hơn hết là khả năng “biến hình” đặc trưng của dòng Yoga. Với các thế mạnh này, có thể nói IdeaPad Yoga 2 11 đang là lựa chọn laptop lai tốt nhất cho người dùng hạn hẹp kinh phí.

Điểm mạnh

– Nhiều chế độ “biến hình” như các sản phẩm Yoga khác.

– Màn hình có độ sáng tốt, màu sắc rực rỡ.

– Hiệu năng đủ dùng cho tầm giá.

– Giá rẻ.

Điểm yếu

– Bàn phím chất lượng kém.

– Loa ngoài chất lượng kém.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đánh giá laptop Lenovo IdeaPad 5 Pro 14IAP7 82SH002UVN

Đánh giá laptop Lenovo IdeaPad 5 Pro 14IAP7 82SH002UVN

Lenovo IdeaPad 5 Pro 14IAP7 82SH002TVN là chiếc laptop đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của một chiếc laptop hiện đại, giúp bạn dễ dàng bắt kịp với cuộc sống sôi động và thoải mái khi làm việc, giải trí hay chơi game.

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.
Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Acer Aspire 5 A514-55-5954 được thiết kế với các yếu tố mỏng gọn, nhẹ nhàng, cấu hình tốt để mang đến cho người dùng phổ thông một chiếc laptop văn phòng hiệu quả trong tầm giá 15 triệu đồng.
Đánh giá laptop Microsoft Surface Laptop Go 3

Đánh giá laptop Microsoft Surface Laptop Go 3

Ngoại hình và hiệu suất của Microsoft Surface Laptop Go 3 là hai thứ mà không ai có thể phủ nhận, thế nhưng giá bán tăng nhẹ và những cải tiến chưa đến nơi đến chốn có thể sẽ khiến người dùng thờ ơ.
Review máy trạm đồ họa Dell Precision 7760

Review máy trạm đồ họa Dell Precision 7760

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy trạm đỉnh cao để thiết kế đồ họa thì Dell Precision 7760 là lựa chọn hoàn hảo. Không chỉ có thiết kế tinh tế, hiệu năng 'quái vật' của nó có thể giúp bạn hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ khó khăn nào một cách trơn tru, nhẹ nhàng.