Đánh giá laptop Dell Inspiron 11 3000 (2015): laptop lai tốt nhất của Dell

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Với mức giá là 7.5 triệu, chiếc Dell Inspiron 11 3000 (2015) mang lại hiệu năng cao, màn hình sáng và màu sắc đa dạng và tuổi thọ pin tốt, tất cả được gói gọn vào thân máy 2 trong 1 vững chãi.

Ưu điểm: màn hình sáng, màu sắc đa dạng, hiệu suất cao so với các máy cùng tầm giá, tuổi thọ pin tốt, thiết kế 2 trong 1 vững chãi và cuốn hút.

Nhược điểm: Touchpad đôi khi không được nhạy.

Phần cứng

Thân máy bằng nhựa tổng hợp của chiếc Dell Inspiron 11 3000 có bề mặt nhám màu bạc chống in dấu vân tay và các cạnh bo tròn trơn mượt ở mặt trước và lưng máy. Hai cạnh trái và phải của máy mang tổng cộng ba cổng USB (một cổng USB 3.0, hai cổng USB 2.0), một cổng HDMI, một jack tai nghe/mic, một khe đọc thẻ SD, một nút chỉnh âm lượng và nút nguồn.

Hai bên cũng có loa ngoài có thể làm một phòng nhỏ tràn ngập âm thanh, mặc dù nếu bạn tăng âm lượng lên mức cao nhất, âm bass hay bị mất và âm dễ bị méo.

Bên trong, chiếc Inspiron 11 3000 có một màn hình 11.6 inch có độ phân giải 1,366 x 768 pixel, công nghệ IPS cảm ứng đa điểm được bao bởi đường viền đen bóng và một nút home ở dưới cùng tạo điểm nhấn cho màn hình. Với độ sáng là 308 nit và khả năng hiển thị 81.4% dải màu sRGB, chiếc Inspiron 11 3000 có màn hình sáng và có màu sắc đa dạng nhất trong số các mẫu laptop 2 trong 1 được mang ra so sánh. Ví dụ, chiếc HP Pavilion x360 có độ sáng 227 nit (tối hơn 25%) và chỉ có thể hiển thị 69% dải màu sRGB. Các chỉ số trung bình của nhóm laptop 2 trong 1 là độ sáng 234 nit và hiển thị 68% dải màu.

Phía dưới màn hình là bàn phím phẳng màu đen nổi trên nền màu ghi giống với vỏ ngoài, với các phím cứng chắc nhưng hơi nông và thiếu đi đèn nền của bàn phím. Touchpad của chiếc Inspiron 11 3000 có kích thước 4.1 x 2.4 inch và có màu bạc giống với màu nền bên trong máy. Cảm giác khi lướt chuột là khá mượt mà, tuy khi nhấn nút chuột thì có cảm giác quá cứng và nông. Đôi khi thao tác di chuyển chuột và các cử chỉ hai ngón đơn giản lại hơi chậm chạp, nhưng hiện tượng này không xảy ra thường xuyên nên không thực sự là vấn đề lớn.

Các chế độ 2 trong 1:vững chãi và khỏe khoắn

Không giống các mẫu laptop 2 trong 1 khác thường có nắp máy và deck thuôn về một điểm khi đóng, chiếc Inspiron 11 3000 có độ dày giữa phần trên và phân dưới của máy khá cân bằng. Điều này là quan trọng vì khi máy được chuyển sang chế độ máy tính bảng, khoảng trống giữa lưng máy và lưng màn hình khi áp vào nhau sẽ nhỏ hơn. Vì vậy, chiếc Inspiron 11 3000 ít bị uốn hơn khi gập từ chế độ laptop sang chế độ máy tính bảng.

Ở chế độ Tent “mái nhà”, chiếc Inspiron có thể đứng vững rất dễ dàng và phím Home cứng ở dưới màn hình giúp bạn chuyển qua các ứng dụng khác nhau dù máy đang ở chế độ sử dụng nào.

Hiệu suất

Với CPU Intel Pentium N3530 tốc độ 2.16GHz, RAM 4GB và bộ nhớ HDD 500GB, chiếc Inspiron 11 3000 phiên bản 2015 không có thông số kỹ thuật gì khác so với mẫu năm ngoái. Nhưng khi so sánh với các mẫu laptop 2 trong 1 có cùng tầm giá, có sự khác biệt khá lớn.

Trong các bài thử sử dụng thực tế, chiếc Inspiron mất 42.6 giây để mở một file Word dung lượng 69MB trong khi có 6 tab Google Chrome được mở và một bộ phim độ phân giải 1080p đang chạy ngầm. Tốc độ này chậm hơn nhiều so với thời gian của chiếc HP Pavilion x360 là 25.9 giây, nhưng nhanh hơn thời gian trung bình của các mẫu laptop 2 trong 1 cùng loại là 44.2 giây.

Card đồ họa Intel HD Graphic của chiếc Inspiron 11 3000 đánh bại tất cả các mẫu laptop 2 trong 1 khác trong bài thử đồ họa, với số điểm là 19,986 (3DMark Ice Storm Unlimited). Điểm số này chỉ thấp hơn điểm của chiếc Pavilion x360 (23,664). Khi thử với game Hearthstone: Heroes of Warcraft đặt ở độ phân giải 1,366 x 768, game chạy khá mượt và hiện tượng lag và giật ít khi xảy ra.

Nhiệt độ

Một điểm được cải thiện đáng kể nữa của phiên bản 2015 của chiếc Inspiron 11 3000 là tản nhiệt tốt hơn. Phiên bản mới có điểm nóng nhất cũng chỉ đạt 28 độ C ở đáy máy. Các điểm khác mát hơn, ví dụ như touchpad có nhiệt độ là 22.7 độ, và điểm giữa phím G và phím H đạt 26.6 độ C.

Tuổi thọ pin

Trong bài thử pin, chiếc Inspiron 11 3000 đạt thời lượng pin là 6 tiếng 42 phút. Thời lượng pin này chỉ đứng sau chiếc Acer Aspire Switch 10E (8 tiếng 28 phút).

Phần mềm

Chiếc Inspiron 11 3000 chạy hệ điều hành Window 8.1 và có rất ít phần mềm rác, bao gồm McAfee Central bản dùng thử và ứng dụng của Amazon và eBay. Nếu bạn đặt hàng từ Dell, máy sẽ có Window 10 được cài sẵn. Nếu bạn có Window 10, bạn có thể tiếp cận với tính năng Continuum của Microsoft, giúp tăng trải nghiệm sử dụng máy 2 trong 1 lên bằng cách tự động chuyển giao diện Window từ chế độ desktop sang máy tính bảng tùy vào chế độ mà laptop của bạn đạt được đặt.

Phiên bản cấu hình

Chiếc Inspiron 11 3000 có giá khởi điểm là khoảng 7.5 triệu, và có ba trên bốn phiên bản cấu hình sử dụng RAM 4GB và bộ nhớ HDD 500GB. Với các phiên bản đắt hơn, sẽ có sự khác biệt về tốc độ của CPU, và bạn nên lưu ý là sẽ có phiên bản Inspiron 11 giá 7.5 triệu có thêm bộ nhớ eMMC 32GB. Điểm khác biệt duy nhất giữa phiên bản 7.5 triệu và phiên bản giá 9.9 triệu là tốc độ 2.66GHz của bộ CPU N3540 với tốc độ 2.58 GHz của bộ CPU N3530.

Lời kết

Chiếc Dell Inspiron 11 3000 (2015) hiện đang là một trong số ít laptop 2 trong 1 tầm trung cân bằng nhất về các mặt thiết kế, hiệu suất, tuổi thọ pin và tính năng sử dụng. Nếu bạn sẵn sàng bỏ ra hơn 10 triệu, bạn có thể sở hữu chiếc Inspiron trang bị với CPU Intel Core i3 tốc độ còn cao hơn nhiều. Thiết kế thân máy cuốn hút, vững chãi và cũng rất năng động, tuổi thọ pin đủ sức để làm việc trong thời gian dài, và màn hình có độ sáng cùng màu sắc tốt nhất trong tất cả các laptop 2 trong 1 cùng loại.

Đức Lộc

Theo LaptopMag

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.