Đánh giá thiết kế và chất lượng hoàn thiện của Asus ROG Strix Scar 15 GL532
ROG Strix SCAR 15 GL532 vẫn sử dụng khung máy tương tự như người tiền nhiệm của nó nên thiết kế tổng thể được giữ tương đối giống nhau mặc dù có một số thay đổi nhỏ về mặt thẩm mỹ. Bên ngoài của GL532 được làm từ nhôm nhưng giờ đây đã có lớp hoàn thiện mờ mịn thay vì nhôm phay xước trước đây. Nội thất cũng có những thay đổi thiết kế mới – bàn phím giờ đây có kết cấu mờ mịn với phông chữ gam màu rải rác ở góc trên bên phải.
Các biểu tượng ROG vẫn giữ được khả năng lên ánh sáng trong màu RGB. Bạn vẫn có thể nhấc nắp bằng một tay và bản lề cho cảm giác chắc chắn. Ngoài ra còn có độ uốn cong tối thiểu trên sàn bàn phím. Nhìn chung, chất lượng xây dựng là cứng cáp và mạnh mẽ như người tiền nhiệm của nó.
Một thiết kế độc đáo của dòng laptop Strix SCAR 15 là nó có đèn RGB bắt mắt đi khắp đường viền của đế laptop. Vì vậy, nếu bạn thực sự quan tâm đến những đèn RGB đó để gây ấn tượng, GL532 chắc chắn có một trong những cách triển khai RGB thú vị nhất trên laptop.
Màn hình
Màn hình của Strix Scar 15 GL532 được cập nhật lớn từ phiên bản tiền nhiệm. Nó hiện có tấm nền 300Hz 3ms IPS 1080p (Full HD), tương tự như trên Zephyrus S15. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng Strix Scar 15 GL532 không hỗ trợ GSync. Nhưng ít nhất bạn có được một chế độ Optimus. Để có được thời gian phản hồi 3ms, hãy nhớ rằng bạn đã bật Panel Overdrive trong phần mềm Armory Crate.
Về chất lượng màn hình chung, màn hình trên Strix Scar 15 GL532 cho màu sắc đẹp, góc nhìn và độ tương phản tốt. Độ sáng của nó không hẳn là tốt, đủ sáng để sử dụng trong nhà nhưng có thể gặp khó khăn khi bạn sử dụng ngoài trời.
Cấu hình phần cứng, hiệu suất của Asus ROG Strix Scar 15 GL532
Strix Scar 15 GL532 có hai tùy chọn cấu hình, chủ yếu khác nhau ở card đồ họa, một chiếc chạy con Nvidia GeForce RTX 2060, và chiếc dùng để đánh giá trong bài chạy con Nvidia GeForce RTX 2070 Super. Cả hai model đều có có chung thông số CPU Intel 8 nhân i7-10875H, 16GB RAM DDR4 và SSD 1TB.
Khi sử dụng chiếc laptop này sẽ có 4 cấu hình công suất để bạn chọn: Silent, Performance, Turbo và Manual, được liệt kê theo thứ tự tăng dần. Đối với pin, chỉ có 2 cấu hình Silent và Performance.
Dưới đây là một số điểm chuẩn được thực hiện trong Chế độ Turbo để bạn tham khảo:
- Geekbench 5: Đơn lõi = 1233, Đa lõi = 6003
- PCMark 10 Mở rộng: 6906
- Cinebench R20: 4016
Hiệu suất gaming của chiếc laptop này ở mức khá, kết quả đạt được trung bình là 90 fps ở chế độ Turbo đối với hầu hết trò chơi. Màn hình 300Hz cũng rất tuyệt đối với các tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất. Dưới đây là tốc độ khung hình/giây trung bình mà mình nhận được trong các trò chơi ở cài đặt tối đa có thể:
- CS GO: 122 fps
- GTA V: 93 fps
- Hitman Absolution: 89 fps
- Valorant: 144 fps
Về vấn đề nhiệt, hệ thống làm mát của máy khá là tốt, giữ cho máy luôn ở nhiệt độ ấm. Ngay cả ở cài đặt Turbo máy cũng chỉ hơi ấm lên, không đến mức quá khó chịu. Tuy nhiên tiếng ồn lại rất lớn, nhất là khi chạy các chương trình nặng hoặc ép xung ở chế độ Turbo.
Bàn phím – Trackpad
Bàn phím của Rog Strix Scar 15 GL521 so với người anh em Zephyrus S15 cần lực tác động ít hơn, điều này sẽ làm hài lòng hầu hết người dùng. Bàn phím có hành trình vừa phải, phản hồi nhẹ nhàng hơn giúp việc gõ phím chính xác và thoải mái. Có các phím nóng chuyên dụng để truy cập nhanh vào âm lượng, micro, điều khiển quạt và phần mềm Armony Crate.
Chuyển sang trackpad, nó khá giống với người tiền nhiệm, ta vẫn có các nút bấm chuyên dụng và bề mặt kính nhẵn mịn hỗ trợ numpad ảo.
Cổng kết nối
Số lượng cổng kết nối trên Strix Scar 15 GL532 về cơ bản là đầy đủ nhưng không hỗ trợ Thunderbolt 3.
- 3 x USB-A 3.2 Gen 1
- 1 x USB-C 3.2 Gen 2
- 1 x Jack cắm LAN RJ45
- 1 x HDMI 2.0b
- 1 x giắc cắm âm thanh 3.5 mm
- 1 x khe cắm Keystone
Thời lượng pin và loa
Pin của Strix Scar 15 GL532 là loại 76Wh. Nếu bạn mong đợi rằng chiếc laptop gaming này có thể tồn tại trong nhiều giờ thì hẳn bạn phải thất vọng. Nếu chỉ sử dụng GL532 như một chiếc laptop văn phòng, boa gồm lướt web, chỉnh sửa văn bản… ở chế độ Silent và độ sáng 50% thì pin sẽ được khoảng 4 – 5 giờ. Lưu ý rằng nếu bạn không cắm sạc thì tốc độ làm mới của màn hình sẽ mặc định giảm xuống 60Hz để tiết kiệm điện năng, khi cắm sạc nó sẽ tự động nhảy về 300Hz.
Về âm thanh, dải loa của Strix Scar 15 GL532 được đặt ở hai bên và chất âm là trung bình, nhiều trầm nhưng tổng thể vẫn hơi rỗng, âm lượng không quá lớn, đủ để xem video giải trí hoặc chơi game.
Lời kết
Tổng kết lại thì Asus ROG Strix Scar 15 GL532 vẫn là một chiếc laptop chơi game được xây dựng tốt, và những nâng cấp của nó so với người tiền nhiệm chủ yếu là về màn hình và CPU. Đáng tiếc là cải tiến I/O vẫn thiếu Thunderbolt 3. Mặc dù vậy, hiệu suất của chiếc laptop này chắc chắn là mạnh mẽ và là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không bạn tâm đến cân nặng của nó, 2,5 kg. Giá của chiếc laptop này dự kiến là 68 triệu đồng với cấu hình cao nhất, và 50 triệu cho cấu hình phổ thông.