Đánh giá laptop Lenovo Flex 2 15: laptop 15 inch cảm ứng tầm trung

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Với chưa đầy 12 triệu, bạn có thể sở hữu chiếc Lenovo Flex 2 15, một chiếc laptop với màn hình cảm ứng có độ phân giải full HD, thiết kế gập đa chức năng, hiệu suất mạnh mẽ và bàn phím thoải mái.

Ưu điểm: Hiệu suất làm việc cao; bàn phím nhạy và rất thoải mái; màn hình có độ phân giải full HD

Nhược điểm: không có chế độ máy tính bảng; thời lượng pin dưới mức trung bình; âm thanh từ loa ngoài bị đục

Thiết kế

Hãng Lenovo có tiếng là thường chế tạo ra những mẫu laptop có thiết kế đầy sức lôi cuốn, nhưng thiết kế của chiếc Flex 2 15 không thực sự có được sức cuốn hút như các dòng máy cao cấp cùng hãng. Thiết kế của chiếc Flex 2 15 khá đơn giản, với khung làm từ nhôm khá vững chãi, các cạnh khá mỏng, góc bo tròn. Màn hình của chiếc Flex mỏng, nhưng phần thân dưới hơi dày tạo cảm giác là máy hơi cồng kềnh. Bản lề của máy chỉ có thể giúp màn hình gập được tối đa là 300 độ thay vì 360 độ như dòng máy laptop lai Yoga cũng của hãng Lenovo.

Nắp của máy có màu đen mượt tạo vẻ sáng trọng, cùng với logo của hãng Lenovo màu bạc nằm ở góc trên bên trái nổi bật trên nền đen. Mặt dưới của máy cũng rất đơn giản, chỉ có hai khe tản nhiệt ở giữa.

Với kích thước là 15.04 x 10.87 x 1.06 inch và nặng 2.5kg, chiếc Flex 2 khá nặng và hơi cồng kềnh khi bạn nhấc máy lên để chuyển tư thế sử dụng. Tuy nhiên, chiếc Flex 2 15 vẫn có kích thước khá giống những chiếc laptop 15 inch đối thủ như chiếc Acer Aspire E15 Touch (15.02 x 10.08 x 1.24 inch, 2.5kg) và chiếc Dell Inspiron 15 5000 (14.9 x 10 x 0.9 inch, 2.4kg).

Tư thế sử dụng

Giống với mẫu Flex trước đó, chiếc Flex 2 15 cũng có thể sử dụng ở tư thế laptop và tư thế “đứng”. Mặc dù chiếc laptop hoạt động tốt ở cả hai tư thế, do kích thước và khối lượng hơi cồng kềnh của chiếc Flex 2 nên việc chuyển tư thế sẽ hơi khó khăn. Nhưng chiếc Flex 2 nhận ra việc chuyển tư thế sử dụng và chuyển ngay sang các ứng dụng phù hợp với tư thế mà bạn đang dùng.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chiếc Flex 2 15 không thể sử dụng được như một máy tính bảng giống như dòng Yoga cùng hãng. Chiếc Flex 2 có thể sử dụng ở chế độ “mái lều”, nhưng vì máy không có miếng chặn cao su để giúp chiếc laptop đứng vững trong tư thế đó. Những người thích dùng dòng máy laptop lai sẽ hơi thất vọng vì chiếc Flex 2 15 không thể dùng được như một chiếc máy tính bảng.

Màn hình

Màn hình 15.6 inch của chiếc Flex 2 15 có độ phân giải 1,980 x 1,080 pixel, giúp hình ảnh có được độ nét cao. Giao diện nhiều màu sắc sặc sỡ của hệ điều hành Window 8.1 rất sắc nét và cả các website có nhiều màu sắc như ESPN.com hay Laptopmag.com cũng có màu sắc được hiển thị rất “mãn nhãn”.

Khi xem thử trailer của phim The Hobbit: The Battle of the Five Armies ở chất lượng 1080p, các cử chỉ gương mặt của nhân vật Bard the Bowman được thể hiển rất rõ và cảnh chiến trường đầy tuyết có chi tiết được hiển thị rất tốt.

Độ sáng của màn hình chiếc Flex 2 15 ở mức cao nhất đạt 200 nit, thấp hơn độ sáng màn hình trung bình là 257 nit. Khả năng hiển thị hình ảnh của máy cũng không được cao, màn hình của máy chỉ có thể hiển thị 55.5% gam màu sRGB, thấp hơn mức trung bình là 80%.

Độ chính xác của màu sắc được hiển thị cũng không được cao. Điểm Delta E của màn hình chiếc Flex 2 chỉ đạt 9 điểm (càng gần về 0 điểm, màu sắc càng chính xác).

Âm thanh

Chiếc Flex 2 15 mang hai bộ loa ngoài có âm lượng khá “khủng”, đạt 94 dB ở khoảng cách là 23 inch. Nhưng âm lượng lớn không phải lúc nào cũng tốt, vì nhiều bản nhạc được dùng để thử loa khi bật ở mức âm lượng cao nhất lại bị méo âm khá nặng.

Phần mềm Dolby Digital Plus đi kèm giúp bạn tăng chất lượng âm thanh của loa. Phần mềm này có các mức cài đặt sẵn cho phim ảnh, âm nhạc, trò chơi và giọng nói. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt hai mức cài đặt riêng cho mình.

Bàn phím và touchpad

Mang một bộ bàn phím loại AccuType màu đen nằm trên khoang bàn phím làm từ cao su đàn hồi, bạn sẽ thấy rất thoải mái khi đánh máy trên chiếc Flex 2 15. Dãy phím trên cùng là các phím chức năng giúp bạn điều chỉnh âm lượng, độ sáng màn hình, đóng cửa sổ và chuyển ứng dụng mà không cần bạn phải giữ phím Fn.

Đèn nền của bàn phím màu trắng có độ sáng khá tốt, vừa đủ để giúp bạn nhìn rõ bàn phím trong phòng tối, nhưng phím số 5 và môt phần của phím Space bị thiếu sáng. Hãng Lenovo nói rằng đây là cách mà họ cắt giảm giá thành của chiếc Flex 2 15.

Với độ sâu của phím là 1.4mm, các phím trên bàn phím cần lực gõ vừa đủ và khá thoải mái cho cả những người hay có thói quên “mạnh tay” khi đánh máy.

Touchpad của chiếc Flex 2 15 có kích thước là 4.2 x 2.75 inch, khá rộng rãi để bạn có thể thực hiện các cử chỉ chạm và click. Touchpad không có phím chuột cứng mà thay vào đó là hai phím chuột cảm ứng. Độ nhạy của touchpad khá tốt, các cử chỉ như chạm, lướt, zoom và cuộn hai ngón tay được thực hiện ngay lập tức.

Nhiệt độ

Chiếc Flex 2 15 khá mát ngay cả khi làm việc nặng. Sau khi stream video HD được 15 phút, touchpad của chiếc Flex 2 15 có nhiệt độ đo được là 27.5 độ C, điểm giữa phím H và phím G đạt nhiệt độ là 28.3 độ C và mặt dưới của máy có nhiệt độ cao nhất là 30 độ. Tất cả đều dưới mức nhiệt gây mất thoải mái là 35 độ C.

Cổng kết nối và webcam

Cạnh bên trái của chiếc Flex 2 15 mang một jack sạc, môt khe khóa Kensington, một cổng USB 3.0, một cổng HDMI và một jack tai nghe kiêm mic. Cạnh bên phải của máy có một nút nguồn, một ổ quang, hai cổng USB 2.0 và một khe đọc thẻ 2 trong 1.

Webcam của chiếc Flex 2 15 chụp ảnh có chất lượng không được tốt. Hình ảnh khá tối ngay cả khi chụp trong phòng được chiếu sáng tốt. May mắn là bạn có thể làm cho nhưng bức ảnh trông thú vị hơn nhờ vào phần mềm Camera Man. Phần mềm này cho phép bạn áp dụng nhiều hiệu ứng khá nhau lên ảnh và thậm chí bạn có thể tạo ảnh GIF của riêng mình.

Hiệu suất làm việc và đồ họa

Được trang bị với CPU Intel Core i7-4210U có tốc độ 1.7GHz, chiếc Flex 2 15 mang lại hiệu suất làm việc rất nhanh và mạnh mẽ so với nhiều laptop có cùng mức giá. Chiếc Flex 2 15 không gặp vấn đề gì khi stream phim HD trên Netflix, ngay cả khi đang có 12 tab Google Chrome và thêm 12 tab Internet Explorer đang được mở.

Chiếc Flex 2 15 mất 5 phút 12 giây để ghép 20,000 tên vào đúng địa chỉ tương ứng trong bài kiểm tra xử lý bảng tính, nhanh hơn mức thời gian trung bình là 5 phút 24 giây.

Chiếc Flex 2 15 được trang bị với ổ cứng 500GB tốc độ quay 5,400 rpm và được hỗ trợ bởi ổ SSD 8GB. Với ổ cứng này, chiếc Flex 2 mất 2 phút 31 giây để hoàn thành việc truyền tải file đa phương tiện hỗn hợp dung lượng 4.97GB, với tốc độ xử lý là 33.7MBps.

Chiếc Flex 2 15 có thể xử lý được vào trò chơi nhẹ với card đồ họa Intel HD Graphic 4400. Đa số các game tải xuống từ Window Store đều có thể chơi được ở mức cài đặt cao nhất. Nhưng bạn sẽ buộc phải giảm mức cài đặt đồ họa xuống mức trung bình đối với các game đòi hỏi đồ họa cao hơn.

Thời lượng pin

Chiếc Flex 2 15 đạt thời lượng pin là 5 tiếng 7 phút trong bài thử pin (lướt web liên tục qua Wi-Fi với độ sáng màn hình ở mức 100 nit). Thời lượng pin này thấp hơn thời lượng pin trung bình là 6 tiếng 30 phút.

Đức Lộc

Theo Laptopmag

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.