Đánh giá Lenovo Yoga Slim 7 Carbon: Bản remake đáng mua cho dân văn phòng!

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Nếu ưu tiên hàng đầu của bạn là tính di động, pin đủ nhiều để làm việc mọi lúc mọi nơi và có thêm yếu tố thời trang, thì Lenovo Yoga Slim 7 Carbon là lựa chọn đáng cân nhắc.

Yoga Slim là dòng laptop Lenovo có khá nhiều cấu hình khác nhau và phiên bản Slim Carbon có thể xem như một bản remake của Slim 7 thường, nhưng ưu điểm của nó cũng rõ ràng, đó là thiết kế cao cấp, nhẹ và bền bỉ hơn. Thêm vào đó là sự bổ sung chip xử lý AMD Ryzen 7 5800U. Liệu rằng với bản nâng cấp này, Yoga Slim 7 Carbon có thể vươn mình lên top đầu phân khúc không, hay nó đơn giản chỉ là một bản remake mang tính thẩm mỹ? Hãy cùng Websosanh đi sâu tìm hiểu nhé.

Thiết kế, chất lượng build laptop Lenovo Yoga Slim 7 Carbon

Được khoác lên mình lớp áo màu bạc mà Lenovo gọi là Cloud Grey, Slim 7 Carbon có vẻ ngoài cuốn hút mà không ai có thể chối từ. Nó mỏng, gọn với độ dày chỉ 14,9 inch và tinh tế với màn hình 14 inch. Thân hình mảnh mai là thế nhưng kết cấu của Slim 7 Carbon rất chắc chắn, chịu được sức ép lớn và chỉ nặng có hơn 1 kg.

Bề ngoài của Slim 7 Carbon là một trong những thiết kế tối giản nhất trên thị trường Ultrabook, vỏn vẹn chỉ có logo Yoga và logo Lenovo ở trên dưới nắp lưng.

Có một điều bạn cần biết, là Lenovo đã loại bỏ hoàn toàn cổng USB-A trên dòng Yoga và với phiên bản chạy chip AMD, cổng Thunderbolt cũng không khả dụng. Chiếc laptop này chỉ được trang bị vỏn vẹn 2 cổng USB-C 3.2 Gen 2 hỗ trợ DisplayPort 1.4 và PowerDelivery 3.0 ở bên trái. Bên phải là 1 cổng USB-C 3.2 Gen 1 và nút nguồn.

Với kích thước 14 inch thì hiển nhiên bàn phím của Slim 7 Carbon sẽ bị lược bỏ đi phần numpad. Keycap được thiết kế to, hành trình ngắn rất dễ bấm và độ nảy tuyệt vời, khoảng cách giữa các phím đủ rộng rãi để không bấm nhầm. Touchpad sử dụng ổn, không có nhiều thứ để nói.

Màn hình và chất lượng hiển thị

Lenovo giữ lại màn hình OLED tần số quét 90Hz cho Slim 7 Carbon, đây là thông tin rất đáng mừng cho những ai có ý định dùng chiếc laptop này để chơi game.

Ở phía trên cùng màn hình là webcam, thiết kế mang nét đặc trưng của dòng Yoga. Bên cạnh webcam là một cảm biến IR tích hợp tính năng Mirametrix Glance tự động phát hiện gương mặt, hướng nhìn của mắt. Đây là tiền đề để người dùng có thể sử dụng tính năng bảo mật của Windows Hello một cách hiệu quả, an toàn hơn.

Cuối cùng, màn hình OLED này còn được chứng nhận VESA DisplayHDR 500 True Black, nếu bạn chưa biết thì đây là tiêu chuẩn dành cho những công nghệ màn hình OLED với khả năng hiển thị màu đen sâu và chính xác hơn so với màn hình LCD.

Đi cùng với tấm nền OLED là độ phân giải QHD+ cùng tốc độ làm mới 90Hz. Điều này mang lại tỷ lệ tương phản tốt hơn và màu đen sâu hơn, khiến Slim 7 Carbon trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời cho bất kỳ designer nào hoặc các biên tập viên media.

Về màu sắc, màn hình của Slim 7 Carbon hỗ trợ 100% sRGB, 96% AdobeRGB, 97% DCI-P3 và 95% NTSC.

Và để bổ sung cho trải nghiệm đắm chìm do màn hình OLED mang lại, hệ thống loa phía trước của Slim 7 Carbon được làm mới với hệ thống Dolby Vision Atmos, tạo ra một cụm giải trí hoàn chỉnh cho những ai có sở thích xem phim, nghe nhạc.

Cấu hình phần cứng và hiệu suất của Lenovo Yoga Slim 7 Carbon

Model được dùng để đánh giá trong bài viết có cấu hình như sau:

  • CPU Ryzen 7 5800U 8 nhân
  • GPU Nvidia MX450
  • SSD RAM 512GB PCIe Gen3 x 4
  • Windows 11

Đối với các công việc văn phòng phổ thông, hiệu năng của con chip Ryzen 7 5800U kết hợp với SSD 512GB là không cần nói nhiều, tốc độ kết xuất của nó rất nhanh giúp mọi công việc thực thi một cách nhanh chóng. Về mặt đo lường, điểm chuẩn đo được trên các phần mềm như sau:

  • PC Mark 10 Extended – 10.717
  • 3D Mark – 1946 (Time Spy), 5.670 (Time Spy Extreme), 4276 (Fire Strike), 1781 (Fire Strike Extreme)
  • Geekbench 5 – 1.259 (đơn nhân), 6.099 (đa nhân)
  • Cinebench R20 – 3206 (đa nhân), 522 (đơn nhân)
  • Cinebench R23 – 8164 (đa nhân), 1.448 (đơn nhân)
  • CrystalDiskMark 8 – 3590.08 MB/s (tốc độ đọc) và 3256.24 MB/s (tốc độ ghi)

Và mặc dù không được tạo ra với mục đích chơi game nhưng chiếc laptop này cũng đảm bảo bạn có thể all-in với các trò chơi phổ biến một cách dễ dàng. Các trò như Valorant, Dota 2 đều có tốc độ khung hình ổn khoảng 60 fps ở cấu hình Medium. Đối với các tựa game khác nhẹ hơn thì tốc độ fps nhận được còn cao hơn, đây là công lao của card Nvidia GeForce MX450, hiệu suất của nó gần như ngang ngửa với chiếc GPU GeForce GTX 1650.

Kết nối và thời lượng pin

Kết nối mạng là một yếu tố thường bị xem nhẹ khi chọn mua laptop nhưng đây cũng là một trong những khía cạnh đánh dấu bước tiến của nền công nghệ mạng. Lenovo Yoga Slim 7 Carbon được trang bị card mạng 2 x 2 WiFi 6 (802.11ax). Nó nói lên điều gì? Về cơ bản, tắc nghẽn mạng gần như không bao giờ xảy ra với Slim 7 Carbon, đặc biệt kể cả khi có nhiều thiết bị cùng chia sẻ một mạng WiFi.

Tuy nhiên, cần lưu ý là muốn sử dụng triệt để tính năng trên thì bạn cũng cần sử dụng router WiFi 6 nhé.

Viên pin của Slim 7 Carbon có dung lượng là 61Whr, có thể dùng để lướt web, xem phim, nghe nhạc, gõ văn bản… trong khoảng 12 giờ ở chế độ Standard. Khi hết pin, nó mất khoảng 2 giờ để sạc đầy.

Nên mua laptop Lenovo Yoga Slim 7 Carbon hay không?

Nếu ưu tiên hàng đầu của bạn là tính di động, pin đủ nhiều để làm việc mọi lúc mọi nơi và có thêm yếu tố thời trang, thì Yoga Slim 7 Carbon là lựa chọn đáng cân nhắc. Hiệu năng của nó đủ tốt để đáp ứng các công việc yêu cầu tốc độ kết xuất nhanh và đủ linh hoạt để làm việc ở bất kỳ đâu. Và mặc dù chủ yếu được tạo ra để phục vụ công việc, nhưng nó cũng có khả năng gaming giải trí.

Với giá bán khoảng 30 triệu đồng, đây chắc hẳn sẽ là mẫu laptop mà nhiều dân văn phòng hướng tới. Ngoài model trong bài, người dùng có thể thay đổi các tuỳ chọn RAM, ổ cứng để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của mình.

Tin tức về Máy tính - Laptop