Đèn led bị nhấp nháy phải làm gì?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu như bạn đang sử dụng đèn led để chiếu sáng mà gặp phải tình trạng bị nhấp nháy thì những thông tin dưới đây có thể giúp ích cho bạn

Với các ưu điểm về khả năng chiếu sáng cũng như tiết kiệm điện, đèn led đang ngày được sử dụng đa dạng hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, đối với các dòng đèn led như là đèn led áp trần, đèn led âm trần hoặc các loại đèn led chiếu sáng khác (không phải dạng đèn led dây nhấp nháy kiểu trang trí) việc bị nhấp nháy trong quá trình sử dụng là một trong những lỗi khá cơ bản.

Vậy nguyên nhân của tình trạng đèn led bị nhấp nhày là gì và cách giải quyết như thế nào? Những thông tin dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

đèn led bị nhấp nháy
Đèn led nhấp nháy

1. Tại sao đèn led lại bị nhấp nháy

Việc đèn led bị nhấp nháy trong quá trình sử dụng có thể do khá nhiều các nguyên nhân khác nhau, có thể kể tới một số nguyên nhân chính bao gồm:

– Hiện tượng nhấp nháy xảy ra đơn giản là vì sản lượng ánh sáng của đèn bị dao động. Các nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến hiện tượng này:

– Điện áp đầu vào của đèn led và nguồn điện cấp không phù hợp;

– Sử dụng driver kém chất lượng hoặc bị hỏng;

– Bộ tản nhiệt làm mát không hoạt động tốt dẫn đến driver bị nóng, điện áp cấp cho đèn led không ổn định;

– Đang sử dụng loại đèn led không có chức năng chống thấm nước hoặc chỉ số IP quá thấp. Đèn của bạn có thể bị ẩm hoặc ngấm nước.

Qua các nguyên nhân khác nhau, bạn sẽ tựCách khắc phục sự cố đèn LED nhấp nháy

2. Cách khắc phục tình trạng đèn led bị nhấp nháy

Để khắc phục tình trạng đèn led bị nhấp nháy, bạn có thể khắc phục bằng các bước sau:

– Nhấp nháy không thể xảy ra với một mắt led đơn. Trường hợp này chỉ xảy ra với một đèn led có thiết bị chuyển mạch (driver). Việc nhấp nháy có thể xảy ra nếu bạn sử dụng một driver giá rẻ và kém chất lượng. Nếu có thể, hãy cố gắng chuyển đổi sang một driver chất lượng tốt, tương thích với dòng điện vào (AC) và ra (DC).

– Nếu nhà bạn có sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng (Dimmer), khả năng nhấp nháy có thể xảy ra nếu bạn kết hợp chúng với một đèn led không có chức năng làm mờ (Dimmable). Ta chỉ có thể sử dụng bóng đèn Dimable trong một mạch không có dimmer mà không thể làm ngược lại.

– Kiểm tra điện áp đầu vào driver, và điện áp đầu ra (từ driver sang LED), nếu không tương thích, hãy thay thế bằng một driver khác.

– Nguồn điện áp không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đèn led bị nháy. Nếu có thể, hãy sử dụng bộ ổn áp và kết nối đèn led vào một mạch điện song song để đảm bảo điện áp được cung cấp ổn định.

– Driver chuyển đổi dòng điện từ cao áp (110 – 240V) sang dòng điện một chiều mà LED có thể hoạt động được. Nếu vì lý do nào đó, điện áp cung cấp cho đèn LED không nằm trong tầm kiểm soát của Driver, LED có thể chuyển giữa chế độ bảo vệ và chế độ hoạt động bình thường qua lại, gây ra hiện tượng nhấp nháy. Trường hợp này bạn cũng cần thay thế một driver tốt hơn.

– Một thiết bị điều chỉnh độ sáng có thể bật tắt đèn LED với chu kỳ 0.1ms – 0.9ms để đạt được 1 ~ 100% độ sáng tối đa. nó thường làm việc ở ở tần số cao hơn 200Hz, vì vậy con người không thể nhận ra sự nhấp nháy. Nếu bằng cách nào đó nó bật và tắt ở một tần số quá thấp, nhấp nháy có thể được nhìn thấy. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra.

– Cuối cùng, đèn led của bạn không có chức năng chống thấm, có thể chúng đang bị ẩm hoặc ngấm nước. Hãy kiểm tra và thay thế một đèn led có cấp bảo vệ IP cao hơn.

Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đã có thể biết cách để khắc phục tình trạng đèn led bị nhấp nháy.

>>> Xem ngay hàng ngàn mẫu đèn led dây đẹp để trang trí

Tin tức về Công nghệ

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.