Điều hòa Midea báo lỗi E3: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chi tiết các mã lỗi và ý nghĩa tương ứng của các mã lỗi sẽ được chúng tôi thống kê trong bài viết dưới đây.

 

Với mức giá rẻ, thiết kế hiện đại và đương nhiên là khả năng làm mát tốt, điều hòa Midea là một trong những thương hiệu điều hòa có được sự ưa chuộng của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, với vai trò là một thiết bị điện tử, điều hòa Midea không tránh khỏi những lúc gặp trục trặc, và lỗi sẽ được thông báo qua bảng điều khiển với mã lỗi tương ứng. Trong đó, lỗi E3 là một trong những lỗi khá phổ biến trên điều hòa Midea mà nhiều người gặp phải.

Vậy ý nghĩa của mã lỗi này là gì, cách khắc phục như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu và cho mình câu trả lời.

điều hòa midea báo lỗi e3

 

1. Điều hòa Midea báo lỗi E3 có nghĩa là gì?

Tùy từng loại điều hòa Midea mà lỗi E3 sẽ tương ứng với các vấn đề khác nhau. Cụ thể:

– Điều hòa treo tường Midea báo lỗi E3

Nguyên nhân lỗi E3 trên điều hòa treo tường là do lỗi cấp nguồn ở dàn lạnh do bị mất tín hiệu, do bị rò điện hoặc do côn trùng (chuột rán…) làm ổ gây hỏng hóc.

Khí đó, người sử dụng chỉ cần kiểm tra lại đường điện kết nối tín hiệu, có thể sử dụng tay để xoay motor hoặc dùng đến các thiết bị chuyên dung để thực hiện. Motor bị hỏng, quá cũ thì nên thay mới là tốt nhất vừa đảm bảo được độ bền và tính chi phí về lâu dài. Nếu không am hiểu thì bạn có thể nhờ đến nhân viên của hãng, cửa hàng để được sự giúp đỡ.

– Điều hòa âm trần Midea báo lỗi E3

Lỗi E3 trên điều hòa âm trần Midea tương ứng với việc cảm biến dàn lạnh có vấn đề. Nguyên nhân thường là do điều hòa âm tràn sử dụng quá lâu khiến bộ phận này gặp trục trặc.

Cách giải quyết với vấn đề này là người sử dụng cần phải thay mới cảm biến cho dàn lạnh trên điều hòa. Tuy nhiên, điều hòa âm trần thường đi kèm với kết cấu phức tạp, do đó người sử dụng cần hết sức cân nhắc và gọi thợ chuyên nghiệp tới sửa chữa.

điều hòa midea báo lỗi e3

– Lỗi E3 ở điều hòa tủ đứng Midea

Tương tự điều hòa âm trần, lỗi này tương ứng với việc cảm biến trên dàn lạnh trong nhà của điều hòa tủ đứng Midea có vấn đề. Cách giải quyết là cần thay mới.

Bên cạnh lỗi E3 phổ biến thì mỗi lỗi trên điều hòa Midea sẽ được điều hòa báo tương ứng với một mã lỗi.

2. Bảng mã lỗi trên điều hòa Midea đầy đủ nhất năm 2021

Mỗi mã lỗi trên điều hòa Midea sẽ tương ứng với một lỗi, cụ thể bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

– Mã lỗi báo trên dàn lạnh của điều hòa Midea

E0-Lỗi bo mạch dàn lạnh ( kiểm tra nguồn cấp bo, tắt nguồn, tháo bo ra lắp lại, chờ 5 phút khởi động lại hoặc thay bo )

E1: Lỗi kết nối dây cục lạnh và cục nóng

E2: Lỗi không có tính hiệu ra từ bo mạch, kiểm tra dây nguồn cấp cho bo mạch hoặc lỗi bo mạch.

E3: Quạt quay không kiểm soát được tốt độ ( kiểm tra cánh quạt dàn lạnh , motor hoặc bo mạch)

E4: Cảm biến nhiệt độ gió vào không nhận tính hiệu ( đoản mạch hoặc bị hở ) cảm biến nhựa dàn lạnh.

E5: Cảm biến đồng dàn lạnh không nhận tính hiếu ( đoản mạch hoặc bị hở ).

F0: Lỗi báo quá dòng tự bảo vệ ( kiểm tra sự giải nhiệt hoặc điện áp bất thường)

F1: Cảm biến nhiệt độ môi trường dàn nóng ( quá nhiệt, kiểm tra giải nhiệt máy ngoài hoặc đoản mạch hoặc bị hở )

F2: Lỗi cảm biến đồng ở dàn nóng ( đối với model MSMA-24CR / HR hoặc MSMA1-24CR/HR ) không nhận tính hiếu ( đoản mạch hoặc bị hở )

F3: Cảm biến nhiệt ở blog ( quá nhiệt, kiểm tra giải nhiệt máy ngoài hoặc đoản mạch hoặc bị hở )

F4: Lỗi bo dàn nóng ( kiểm tra nguồn cấp bo, tắt nguồn, tháo bo ra lắp lại, chờ 5 phút khởi động lại hoặc thay bo )

F5: Lỗi quạt dàn nóng ( kiểm tra cánh quạt máy trong, motor hoặc nguồn cấp cho motor )

P0: Lỗi tính hiệu dàn nóng ( kiểm tra Motor, máy nén hoặc bo mạch máy ngoài )

P1: Lỗi tính hiệu giống lỗi EC ( kiểm tra lỗi về gas hoặc giải nhiệt dàn nóng, hoặc cảm biến bị không chính xác / lỗi bo mạch chủ )

P2: P1: Lỗi tính hiệu giống lỗi EC ( kiểm tra lỗi về gas hoặc giải nhiệt dàn nóng hoặc cảm biến bị không chính xác / lỗi bo mạch chủ )

P4: Lỗi đấu sai dây hoặc lỗi tính hiệu giống lỗi EC ( kiểm tra lỗi về gas hoặc giải nhiệt dàn nóng , hoặc cảm biến bị không chính xác / lỗi bo mạch chủ )

điều hòa midea báo lỗi e3

 

– Lỗi hiển thị tại bo mạch dàn nóng điều hòa Midea

Xanh sáng – đỏ tắt: Chế độ chờ

Xanh tắt – đỏ sáng: đang hoạt động

Xanh sáng –đỏ sáng: Lỗi điện áp không đạt chuẩn

Xanh sáng –đỏ chớp nháy: Lỗi blog ( giống lỗi P0)

Xanh tắt-đỏ nháy: Tốc độ blog không kiểm soát được ( lỗi P0)

Xanh nháy-đỏ sáng: Lỗi mất pha cấp cho động cơ và máy nén

Xanh nháy-đỏ tắt- Lỗi bo dàn nóng hoặc lỗi P0

Xanh nháy- đỏ nháy – Chip quá nhiệt ( tắt nguồn kiểm tra giải nhiệt/ tháo bo ra lắp lại khởi động lại sau 10 phút )

Mong rằng với các thông tin trên đây, bạn đã nắm được sơ qua lỗi gặp phải trên điều hòa Midea nhà bạn và có những biện pháp xử lý phù hợp.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Điều hòa

TOP 3 điều hòa Panasonic 2 chiều 12000 BTU giá rẻ chỉ từ 7.9 triệu đồng

TOP 3 điều hòa Panasonic 2 chiều 12000 BTU giá rẻ chỉ từ 7.9 triệu đồng

Điều hòa Panasonic 2 chiều 12000 BTU vừa có chức năng làm mát mùa hè, vừa sưởi ấm mùa đông là lựa chọn lý tưởng cho phòng từ 15-20m2. Websosanh.vn sẽ giới thiệu cho bạn top 5 máy điều hòa Panasonic 2 chiều 1.5HP giá rẻ, chất lượng đáng sử dụng được đông đảo người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
6 lý do nên mua điều hòa Nagakawa 9000 BTU 1 chiều NS-C09R2T31

6 lý do nên mua điều hòa Nagakawa 9000 BTU 1 chiều NS-C09R2T31

Máy điều hòa Nagakawa 9000 BTU 1 chiều NS-C09R2T31 là dòng thiết bị làm mát với giá bán rẻ nên đang được nhiều người phân vân không biết có nên mua hay không. Cùng khám phá 6 lý do mà khách hàng nên mua điều hòa Nagakawa này.