Đọ dáng 2 siêu phẩm "ẩn danh" HTC One E8 và OPPO R1

Chuyển tới nội dung chính trong bài [xem]
HTC One E8 và OPPO R1 tuy là hai mẫu smartphone mang thiết kế đẹp và hiệu năng ổn định nhưng lại tỏ ra không nổi tiếng bằng các siêu phẩm khác như iPhone 6 hay dòng Galaxy của Samsung

HTC One E8

Ưu điểm:

– Thiết kế đẹp

– Độ sáng màn hình cao, khả năng hiển thị tốt

– Hiệu năng ấn tượng

Nhược điểm:

– Camera chưa thực sự tốt

– Thời lượng pin thấp

– Thiếu đi tính năng IR Blaster

OPPO R1

Ưu điểm:

– Thiết kế đẹp, ấn tượng

– Giá thành hấp dẫn

– Hiệu năng ổn định

– Chạy nền tảng Android

Nhược điểm:

– Khả năng sử dụng ngoài trời còn hạn chế

– Hai mặt trước và sau sử dụng kính nên khá trơn trượt

HTC One E8 và OPPO R1 tuy là hai mẫu smartphone mang thiết kế đẹp và hiệu năng ổn định nhưng lại tỏ ra không nổi tiếng bằng các siêu phẩm khác như iPhone 6 hay dòng Galaxy của Samsung.

Có lẽ chiếc One E8 vẫn còn chịu cái bóng quá lớn của người đàn anh One M8, còn OPPO R1 vẫn là thương hiệu được đánh giá chưa cao trong gia đình smartphone Android. Cùng chúng tôi đến với bài so sánh, đánh giá hai chiếc smartphone này bên dưới để thấy được điểm mạnh thực sự của chúng nhé

So sánh về thiết kế

Khi nhìn thoáng qua kiểu dáng của HTC One E8, có thể người dùng sẽ dễ dàng nhầm lẫn với chiếc điện thoại HTC One M8. Thiết kế của hai chiếc smartphone này có phần giống nhau, điển hình như: màn hình 5 inch nằm giữa và cân xứng với hai loa trên và dưới. Tiếp theo là vị trí camera trước và logo thương hiệu HTC phía dưới, rồi đến phần khung máy…

Thay vì gia công bằng chất liệu nhôm cao cấp như M8 thì E8 lại được thiết kế hoàn toàn bằng nhựa polycarbonate. Song, One E8 vẫn mang lại cho người dùng cảm giác bắt mắt và không quá “mất điểm” khi so sánh với M8.

Bù lại, phần nắp lưng của E8 lại có phần nổi bật hơn M8 với đường viền camera và đường viền đèn flash màu vàng đồng. Cũng như các sản phẩm HTC khác, logo “HTC” được bố trí ngay giữa nắp lưng. Thân máy được bo tròn và cong, khi cầm One E8 trên tay,cảm giác chắc chắn và ôm gọn trong lòng bàn tay.

HTC One E8 được HTC trang bị cặp loa kép giống như trên các siêu phẩm khác của hãng

Chi tiết được đánh giá cao của HTC One E8 đó là thiết kế phím nguồn có hoa văn họa tiết, được bố trí nằm ngay chính giữa nhìn khá cân xứng. Phần cuối thân máy là cổng Micro USB 2.0 dùng để sạc pin và kết nối máy tính. Kế bên cổng Micro USB 2.0 là jack cắm tai nghe 3,5 mm.

Cạnh phải thân máy, bên trên là khe cắm thẻ nhớ micro-SD, bên dưới là các phím tăng giảm âm lượng. Cạnh trái thân máy chỉ có duy nhất một khe cắm SIM. Khung chứa thẻ nhớ được thiết kế nằm trên phím tăng giảm âm lượng. Vị trí này người dùng sẽ cảm thấy dễ dàng điều khiển ngay khi sử dụng One E8 bằng một tay.

Nhìn chung với kiểu thiết kế nguyên khối, chiếc HTC One E8 hoàn toàn có thể cạnh tranh với các mẫu smartphone cao cấp trong cùng phân khúc nhờ thuyết phục được người dùng bởi ngoại hình đẹp nhưng có giá thành rẻ hơn nhiều.

Oppo R1 dual-SIM

Khi nhìn chiếc OPPO R1 lần đầu tiên, chắc hẳn có rất nhiều người đã liên tưởng nó với thiết kế của siêu phẩm iPhone 4S nổi tiếng.

Về phần mình, có thể đánh giá nhà sản xuất OPPO rất nỗ lực trong việc tao ra những nét riêng trên siêu phẩm của mình, thế nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chiếc R1 có khá nhiều nét tương đồng với iPhone 4S của Apple, nhất là ở mặt trước, mặt sau và hai cạnh bên.

Tuy nhiên với một kích thước màn hình lớn hơn nhiều so với đối thủ iPhone (5 inch so với 4 inch), OPPO R1 trông khá ưa nhìn, thanh thoát, đồng thời cũng phù hợp với xu thế smartphone màn hình lớn hiện nay.

Mặt sau và mặt trước của máy đều được ốp kính gương cường lực, do đó chúng ta có thể thấy độ phản chiếu của OPPO R1 là khá cao, ngay cả với bộ vỏ đen. Đây cũng là một trong những lý do mà các bạn gái yêu thích thiết bị này, đó là vì đôi khi chúng ta có thể tận dụng mặt trước và mặt sau của nó như một chiếc gương, khá tốt và hữu dụng. Tuy nhiên nhược điểm của màn hình gương đó là bạn cũng khó có thể sử dụng nó vào những ngày trời nắng gắt do tính phản sáng cao.

OPPO R1 sở hữu những đường nét thiết kế sang trọng khiến nhiều người nhầm lẫn với các dòng smartphone cao cấp của Apple hay Sony

Bên cạnh đó, hai tấm kính gương này cũng khiến cho OPPO R1 khá trơn khi cầm trên tay, và đặc biệt dễ rớt khi bạn rút nó khỏi túi, hoặc cố gắng chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Nếu như định mua một chiếc R1, bạn chắc chắn sẽ phải rất cẩn thận trong quá trình sử dụng, cầm nắm, nhất là khi có mồ hôi tay, nếu như không muốn xảy ra những điều không mong muốn.

Tuy nhiên, chi tiết được đánh giá cao nhất trên OPPO R1 không phải là hai mặt trước và sau, mà lại ở lớp cạnh viền của nó. Lấy ý tưởng từ iPhone 4S, thế nhưng lớp cạnh viền của OPPO R1 tạo cảm giác không quá dày như trên đối thủ của mình, mà ngược lại như làm tôn thêm nét mảnh mai, thuôn dài của nó.

Nhìn chung, lớp viền này cũng giống như trên người tiền nhiệm OPPO N1 với cấu tạo từ nhôm không gỉ sáng bóng, ốp đều và uốn cong ở 4 góc. Tuy nhiên lớp do quá “ham hố” đặt các cổng kết nối và jack tai nghe trên các cạnh bên, do đó lớp viền của OPPO R1 không thực sự tạo được cảm giác liền mạch giống như HTC One E8, hay thậm chí không được như trên Sony Xperia Z1.

So sánh về cấu hình và hiệu năng

HTC One E8 được trang bị phần cứng khá mạnh, bộ vi xử lý Qualcomm MSM8975AC Snapdragon 800, 4 nhân tốc độ xung nhịp 2,5 GHz, kèm theo là GPU Adreno 330. One E8 được trang bị bộ nhớ RAM là 2 GB. Bộ nhớ trong của máy có dung lượng là 16 GB.

Do máy có hỗ trợ thẻ nhớ ngoài microSD nên người dùng có thể nâng cấp bộ nhớ của máy lên tối đa là 128 GB. Bên cạnh đó, HTC One E8 còn hỗ trợ các cổng kết nối như Bluetooth 4.0, Wi-Fi 802.11 a/b/g/n, dual-band, Wi-Fi Direct, DLNA, Wi-Fi hotspot.

Chiếc HTC One E8 được trang bị rất nhiều cảm biến, trong đó phải kể đến: gia tốc kế, con quay hồi chuyển, cảm biến tiệm cận, la bàn… Ngoài ra, HTC One E8 còn hỗ trợ thêm cơ chế giao tiếp tầm gần qua việc trang bị thêm tính năng NFC cho máy, một tính năng khá hay để kết nối nhanh với các sản phẩm công nghệ khác có hỗ trợ NFC.

Bảng xếp hạng và điểm số phần cứng của HTC One E8 trên Antutu Benchmark.

Điểm lại thông số kỹ thuật, có thể thấy chiếc R1 không thực sự mạnh mẽ như kỳ vọng, với một lõi xử lý CPU quad-core MediaTek tốc độ 1.3GHz, và lõi xử lý đồ họa Mali 400. Đi kèm với đó là 1GB RAM và 16GB bộ nhớ trong không bao gồm thẻ nhớ. Nên nhớ rằng, 1GB RAM là thậm chí là khá ít đối với một thiết bị chạy nền tảng Android tầm trung, chứ đừng nói đến một smartphone ở gần phân khúc cao cấp như OPPO R1.

Bộ nhớ trong cũng là một trong những điểm yếu chết người mà chiếc OPPO R1 mang lại, khi mà nó chỉ hỗ trợ tối đa 16GB bộ nhớ. Nên nhớ rằng bên cạnh các phần mềm quan trọng cốt lõi của hệ điều hành Android, bạn chỉ còn dư lại khoảng 12.5 GB để lưu trữ cho các ứng dụng, trò chơi, phim, ảnh,..

Tuy nhiên về hiệu năng xử lý thực tế thì nhìn chung OPPO R1 vẫn nằm ở mức chấp nhận được, khi thực hiện ở mức khá phần việc của mình. Mặc dù vậy trong quá trình sử dụng chúng tôi vẫn gặp phải những tình trạng dẫn đến lag, giật, thụt giảm khung hình khi chuyển đổi giữa các đoạn video full HD, chơi games nặng, và khi làm việc đa nhiệm.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Điện thoại di động