Cách đổi độ F sang độ C trên tất cả các loại điều hòa máy lạnh

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Thỉnh thoảng bạn cầm remote - điều khiển điều hòa lên và thấy nó đang hiển thị ở định dạng độ F khiến bạn hoang mang không biết phòng đang ở nhiệt độ bao nhiêu, độ F là gì và làm sao để chuyển đổi lại về độ C cho dễ nhận biết...

Nếu bạn đang quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Websosanh.vn tìm hiểu chi tiết về các loại định dạng nhiệt độ điều hòa và cách chuyển đổi đơn giản nhất trên các loại điều hòa hiện nay nhé!

1. Tìm hiểu chi tiết về thông số nhiệt độ 

Bỗng dưng remote – điều khiển điều hòa nhà bạn tự thay đổi độ C sang độ F rồi bạn hoang mang không biết điều khiển có bị hư không và nhiệt độ trong phòng hiện tại là bao nhiêu. Nếu bị như vậy thì bạn đừng lo lắng, hãy đọc hết bài viết sau của Webosanh.vn

Giải thích độ F

F là viết tắt của Fahrenheit là một thang đo nhiệt độ nhiệt động lực học, với điểm đóng băng của nước là 32 độ F (°F) và điểm sôi là 212 °F (ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn). Mức này khiến điểm sôi và điểm đóng băng của nước chênh lệch nhau chính xác 180 độ. Vì vậy, một độ trên thang Fahrenheit là 1/180 khoảng nhiệt độ từ điểm đóng băng đến điểm sôi của nước. Giá trị không tuyệt đối được xác định là -459,67°F.

Chênh lệch nhiệt độ 1°F tương đương với chênh lệch nhiệt độ 0,556°C.

Giải thích độ C

C là viết tắt của Celsius – là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius. Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100 độ C (212 độ Fahrenheit) là nước sôi và 0 độ C (32 độ Fahrenheit) là nước đá đông ở khí áp tiêu biểu (standard atmosphere) vào năm 1742. Hai năm sau đó nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0 độ là nước đá đông và 100 là nước sôi. Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến nhất.

Công thức chuyển đổi độ F sang độ C

Công thức chuyển đổi độ F sang độ C
Công thức chuyển đổi độ F sang độ C

Cách đổi độ F sang độ C trên tất cả các loại điều hòa máy lạnh đơn giản nhất

Những lúc gặp trường hợp remote – điều khiển điều hòa nhà bạn nhảy hiển thị độ F thì thay vì ngồi tính nhẩm theo công thức bạn chỉ việc làm theo thao tác đơn giản sau để nó tự động chuyển về độ C nhé!

Hãng điều hòa Thao tác
Điều hòa Daikin Nhấn đồng thời 2 nút tăng giảm nhiệt độ cho đến khi thấy điều khiển đã chuyển về lại dạng độ C.
Điều hòa Panasonic Nhấn và giữ nút mũi tên xuống trong ô timer (hẹn giờ) trên điều khiển trong khoảng 10 giây.
Điều hòa LG Nhấn giữ nút Temp Room (nếu điều khiển điều hòa dạng 18 nút) hoặc tháo pin điều khiển ra trong khoảng 12 tiếng rồi lắp lại (nếu là dạng điều khiển chỉ có 9 nút).
Điều hòa Electrolux Nhấn cùng lúc 2 nút tăng giảm nhiệt độ trên điều khiển cho đến khi thấy điều khiển đã chuyển về lại dạng độ C.
Điều hòa Toshiba Tháo pin điều khiển điều hòa ra và gắn vào lại.
Điều hòa Mitsubishi Heavy Tháo pin điều khiển điều hòa ra và gắn vào lại.
Điều hòa Mitsubishi Electric Tháo pin điều khiển điều hòa ra và gắn vào lại.
Điều hòa Samsung Tháo pin điều khiển điều hòa ra và gắn vào lại.
Điều hòa Sharp Tháo pin điều khiển điều hòa ra và gắn vào lại.
Điều hòa Aqua Nhấn đồng thời nút MODE và nút giảm nhiệt độ.
Điều hòa Sanyo Nhấn đồng thời nút MODE và nút giảm nhiệt độ.

2. Các lưu ý khi sử dụng điều hòa

Như vậy là các bạn đã hiểu kỹ hơn về cách thức điều khiển điều hòa trong trường hợp bị thay đổi từ độ F sang độ C. Và để sử dụng điều hòa đúng cách, vừa đảm bảo mát mẻ mà vừa tối ưu năng lượng điện sử dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên bật máy lạnh khoảng 15 phút trước khi sử dụng giúp bạn giảm bớt thời gian chờ đợi, cũng như sự thoải mái khi bước vào phòng lạnh.
  • Mức nhiệt độ 25 – 27 độ C là phù hợp với khí hậu và tốt cho sức khỏe, cũng như giúp cường độ hoạt động của điều hòa được ổn định và tiết kiệm năng lượng sử dụng hiệu quả hơn. Đồng thời lại tránh được biên độ dao động quá lớn so với bên ngoài dễ sốc nhiệt.
  • Vị trí lắp đặt điều hòa nên đặt ở chỗ râm mát, ít bị ánh sáng chiếu vào. Vị trí phù hợp sẽ giúp điều hòa làm mát nhanh, vận hành tốt và bền hơn. Không nên lắp đặt điều hòa ở những nơi không đảm bảo điều kiện sử dụng như: có hơi nước, độ ẩm cao, nhiều khói bụi,…
  • Ngồi lâu dưới điều hòa, bạn sẽ thấy da mình bị khô, rát cổ, khô mắt, cho nên việc bổ sung đầy đủ lượng nước là cần thiết. Nhất là những ngày nắng nóng khó chịu, nước có thể giúp bạn ngăn chặn những tình trạng ở trên.
  • Nên chuẩn bị sẵn trong phòng những bình đựng nước cũng như cần ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung cũng như cung cấp các khoáng chất, lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Nên dùng chế độ Cool thay vì chế độ Dry. Điều này giúp hạn chế tình trạng không khí quá khô, sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn cũng như làm mát hiệu quả hơn.
  • Nên sử dụng thêm quạt gió, điều này sẽ giúp không khí trong phòng được lưu thông tốt hơn, mang lại cảm giác mát mẻ và tránh được cảm giác khô, khó chịu.
  • Không nên ở trong phòng đã bật điều hòa liên tục trong 24 giờ. Làm vậy sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Bạn nên tắt điều hòa và đi ra ngoài khi nhiệt độ bên ngoài đã giảm xuống.
  • Không nên bước vào phòng đang bật sẵn máy lạnh ngay khi mới ở ngoài trời nắng hoặc ngược lại. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến cơ thể bạn bị sốc nhiệt, ảnh hưởng không tốt tới cơ thể.
  • Nên thực hiện việc vệ sinh chiếc điều hòa định kỳ khoảng 2 – 3 tháng/ lần. Làm như vậy nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc tích tụ gây hại cho sức khỏe cũng như giúp điều hòa vận hành tốt và hiệu quả hơn.
  • Nếu có điều khiện, nên mua những dòng máy điều hòa có tính năng kháng khuẩn và sử dụng inverter giúp máy vận hành bền hơn.

Kết luận

Hi vọng với thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn có thể sử dụng điều hòa được hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết khác tại địa chỉ Websosanh.vn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi!

 

Tin tức về Điều hòa

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!