Ưu điểm:
Chất lượng hình ảnh tuyệt vời
Ống kính Kit ấn tượng
Thân máy chắc chắn và sắc sảo
Nhược điểm:
Tính năng Wi-Fi yếu
Không có màn hình cảm ứng
Giá hiện tại: 28 triệu đồng
Tính năng chính: Cảm biến 16.3MP APS-C X-Trans CMOS II; Màn hình LCD 3-inch, 1,040k-dot LCD; Khung ngắm OLED 2.36m-dot OLED; ISO 100 – 25,600; Quay phim 1920 x 1080 @ 60 / 30p
Hãng sản xuất: Fujifilm
Fujifilm X-E2 là gì?
Dòng máy Fujifilm X series ra mắt lần đầu với Fujifilm X100, ngay lập tức đoạt được những thành tựu và thành công thương mại nhất định với sự kết hợp giữa phong cách retro và khả năng chụp ảnh tuyệt vời.
Một trong những điểm nâng cấp quan trọng nhất của X-E2 so với X-E1 đó chính là bộ xử lý hình ảnh. X-E2 sở hữu bộ xử lý EXR II, được Fujifilm công bố là nhanh gấp đôi so với X-E.
Bộ xử lý hình ảnh này đi kèm một cảm biến mới, X-E2 sử dụng bộ cảm biến 16.3MP APS-C X-Trans CMOS II giống như Fujifilm X100S. Nhờ có công nghệ X-Trans mà X-E2 được trang bị một bộ lọc anti-alias đem lại hình ảnh sắc nét hơn.
Như xu hướng trong công nghệ cảm biến hiện nay, cảm biến của X-E2 được trang bị hệ thống lấy nét Hybrid AF với khả năng phát hiện 100,000 điểm ảnh phát hiện pha được tích hợp trên bề mặt cảm biến. Những điểm phát hiện pha sẽ cùng với tính năng lấy nét phát hiện độ tương phản để đem lại cho máy khả năng lấy nét tự động AF siêu nhanh, được Fujifilm công bố là 0.08s.
Một điểm khác cũng được nâng cấp rất nhiều đó chính là màn hình LCD. X-E2 sở hữu màn hình LCD mới, kích thước 3” độ phân giải 1040k điểm ảnh.
Khung ngắm điện tử EVF vẫn giữ nguyên so với sản phẩm tiền nhiệm ở độ phân giải, tuy nhiên EVF của X-E2 có tốc độ quét nhanh hơn từ 35 đến 50fps, đem lại hiệu suất hoạt động cao hơn trong điều kiện thiếu sáng.
Hiệu suất hoạt động trong điều kiện ánh sáng cũng là một điểm nữa mà X-E2 giữ nguyên so với X-E1 với ISO từ 200-6400, ISO mở rộng từ 100 – 25600. Và ISO mở rộng chỉ có thể sử dụng được với định dạng ảnh JPEG.
Ngoài ra X-E2 cũng được trang bị khả năng giao tiếp Wi-Fi, tuy nhiên một điểm đáng buồn là X-E2 chỉ cho phép truyền hình ảnh chứ không cho phép chụp không dây cũng như điều khiển toàn bộ chức năng qua Wi-Fi.
Một nâng cấp nhỏ nữa là tăng độ bù trừ sáng từ /-2 EV đến /-3 EV cũng như công nghệ Digital Split Technology của Fujifilm nhằm hỗ trợ khả năng lấy nét bằng tay.
X-E2 đi kèm một ống kit 18-55mm f/2.8-4, là một trong những ống kit tốt nhất thị trường, f/2.8 từ tiêu cự 18-20mm cùng công nghệ ổn định hình ảnh OIS của Fujifilm.
Thiết kế của X-E2
Một trong những dấu mốc của Fujifilm chính là thiết kế lôi cuốn theo phong cách retro của dòng máy X. X-E1chính là một ví dụ, và vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Fujifilm giữ lại thiết kế này. Trên thực tế, với hai mẫu máy ở cùng một dòng khó có thể nói đâu là điểm khác biệt.
Điều này có nghĩa là X-E2 vẫn giữ thiết kế điều khiển bằng tay được bố trí xung quanh thân máy. Thiết kế này bao gồm một vòng khẩu độ được đặt quanh thân ống kính và nút bấm chụp ảnh ở mặt trên của máy.
Ở mặt sau của máy, bạn có thể thấy được có một số thay đổi lớn. Vì màn hình được tăng kích cỡ nên vì thế cũng có ít phím điều khiển thực được bố trí hơn cũng như kích thước các nút trở nên bé hơn.
Cũng có một sự thay đổi nhỏ ở vị trí các nút bấm. Nút “Q” được chuyển lên phía trên màn hình, và thay vào đó là hai nút độc lập AF-L và AE-L.
Hiệu năng hoạt động của Fujifilm X-E2
Mặc dù X-E2 không được trang bị khung ngắm hybrid như X-Pro 1 và X100S. Tuy nhiên ngay khi bạn đưa mắt lên khung ngắm bạn sẽ nhanh chóng nhận ra khả năng tuyệt vời của khung ngắm X-E2. Khung ngắm điện tử đem lại độ phân giải ấn tượng và tái hiện màu sắc tốt với tốc độ khung hình đạt 50fps giúp hình ảnh khi ngắm mượt mà hơn.
Màn hình LCD cũng được nâng cấp, với độ phân giải 1040k điểm ảnh, màn hình của X-E2 tốt hơn màn hình của các đối thủ cạnh tranh. Trong thực tế sử dụng màn hình của X-E2 đem lại hình ảnh sắc nét với mức độ tốt.
Trong hiệu năng lấy nét tự động trong điều kiện thiếu sáng, X-E1 trước đó đã phải rất khó khăn khi lấy nét tự động trong điều kiện ánh sáng yếu thì X-E2 đã được nâng cấp và có hiệu suất đáng ngưỡng mộ.
Trong điều kiện áng sáng tốt, khả năng AF cũng được nâng cấp rõ ràng và đem lại trải nghiệm tốt hơn. Khả năng lấy nét tự động liên tục của chiếc máy này cũng đã được nâng cấp, điều này có thể được thấy rõ nhất trong chế độ quay film HD. X-E2 theo nét những chủ thể chuyển động tốt và động cơ AF hoạt động êm ái cũng đem lại những trải nghiệm video tốt.
Khả năng chụp ảnh liên tục lên đến tốc độ 7fps, và máy ảnh có khả năng chụp liên tục 8 khung hình liên tục ở định dạng Raw. Nếu ở định dạng JPEG thì con số này là 19 khung hình, và nếu so sánh với một chiếc máy ảnh thể thao thì hiệu năng hoạt động của X-E2 còn hơn cả đáng nể.
Chất lượng hình ảnh của Fujifilm X-E2
Cảm biến X-Trans luôn đem lại hiệu suất hoạt động tốt, ổn định ở cài đặt ISO cao, và X-E2 đem lại khả năng chống nhiễu thật sự rất đặc biệt. Ở mức cài đặt ISO thấp từ 100 – 800 ảnh không hề xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của nhiễu hạt và nhiễu màu, và kể cả ở ISO 1600 vẫn xuất hiện rất ít nhiễu khi phóng xem ở 100%. Ở ISO 3200 – 6400 nhiễu bắt đầu xuất hiện rõ hơn những mức ISO này vẫn hữu dụng, và chi tiết vẫn tốt ở mức cài đặt ISO cao nhất 12800 – 25600. Nếu bạn muốn có kết quả cực kỳ tốt trong hiệu suất khử nhiễu ở ISO cao nhất thì hãy chụp ở định dạng Raw.
X-E2 cung cấp chất màu ấn tượng với tông màu phù hợp ở cả độ tự nhiên và độ bão hòa màu. Một điểm cộng nữa đó là Fuji cung cấp các chế độ màu giống film cũ như Provia, Astia và Velvia.
Kết luận
X-E2 không thành công ở mọi lĩnh vực, phân khúc, và có vẻ thua các đối thủ vì tốc độ AF và tính năng Wi-Fi. Tuy nhiên nếu bạn đang muốn có một chiếc máy CSC theo phong cách Retro và chất lượng hình ảnh cao thì X-E2 là một trong những chiếc máy tốt nhất thị trường hiện nay.
Minh Đức
Theo: Pcword