Gợi ý những trò chơi thích hợp với bé dưới 1 tuổi

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Đồ chơi là thứ không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé. Đồ chơi không chỉ giúp bé cảm thấy vui vẻ, hứng thú mà còn là phương pháp giáo dục về tư duy, nhân cách mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Mỗi giai đoạn phát triển của bé đều cần một loại đồ chơi khác nhau và bố mẹ nên nắm rõ quá trình đó để lựa chọn đồ chơi thích hợp cho con. Hãy nhớ rằng:

– 0 – 6 tháng: Phát triển vượt bậc về thị giác và thính giác.

– 6 – 12 tháng: Phát triển vượt bậc về ngôn ngữ. Từ 6 tháng trẻ có thể phát ra nhiều âm thanh, ghi nhớ, bắt chước tốt…

– 1 – 3 tuổi: Phát triển vượt bậc về nhận thức. Khi được 18 tháng, trẻ ghi nhớ, tập trung, tò mò, có khả năng suy luận, biết liên hệ thông tin, học được kinh nghiệm để giải quyết tình huống.

– 3 – 6 tuổi: Phát triển vượt bậc về giao tiếp và cảm xúc. Nếu có môi trường giáo dục tốt, trẻ phát triển lòng tự tin, giỏi phân tích, quyết đoán, độc lập, biết cảm thông, chia sẻ.

Sau khi đã nắm rõ được trong từng giai đoạn con phát triển như thế nào, bố mẹ sẽ có những lựa chọn đồ chơi sáng suốt hơn. Dưới đây là một vài gợi ý.

Giai đoạn bé còn nằm trong bụng mẹ

Hiện nay, có rất nhiều người đề cao giai đoạn “thai giáo” – tức là dạy con ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thực ra, không phải bé chào đời mới có nhận thức mà ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể tiếp nhận và phản ứng với những tác động từ bên ngoài rồi. Để con phát triển tốt hơn, mẹ đừng bỏ qua giai đoạn này nhé.

Tất nhiên, khi bé còn trong bụng mẹ thì không cần bất cứ một đồ chơi nào cả, giai đoạn này cần nhất là sự giao tiếp của bố mẹ và thai nhi. Nghe nhạc, hát, đọc truyện cho con nghe, nói chuyện với con, đi bộ nhẹ nhàng… là những hoạt động để cha mẹ và thai nhi có thể tương tác với nhau trong giai đoạn 0 tuổi này.

Khi bé được 5 tháng tuổi, tức là khi bắt đầu biết đạp bụng mẹ, mẹ có thể “chơi” trò đạp bụng cùng bé. Nếu thấy bé đạp, mẹ nên vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ vào vùng bụng bị đạp để bé nhận thức được rằng “mẹ biết con đạp bụng mẹ đấy nhé, vậy thì hai mẹ con mình cùng chơi nào!”. Nếu một lát sau thai nhi đạp tiếp, mẹ có thể thay đổi vị trí xoa bunjg để dẫn dắt con vận động, bé sẽ tự đạp ở vị trí mới vỗ.

Sau hai tháng chơi đùa, để tạo phản xạ cho bé, thai phụ có thể tăng thêm một số nội dung như gõ nhẹ, xoa nhẹ, ấn nhẹ, lắc nhẹ… Trong khi thực hiện các động tác chơi đùa trên, thai phụ nên nói chuyện với con, ví dụ: “Mẹ đang chơi cùng con đó”, “Con ngoan, mẹ con mình cùng chơi nhé”, “Ba mẹ yêu con nhiều lắm”…

Giai đoạn sơ sinh đến khi bé được 3 tháng

Lúc này, tầm nhìn của bé còn rất ngắn, bé chỉ nhìn được một khoảng từ 20 – 25 cm mà thôi, tuy nhiên, giai đoạn này bé lại rất thích nhìn, thích được “hóng hớt” và “trò chuyện”.

Hãy chơi những trò sau đây với bé:

– Chơi với bàn tay và các ngón tay của trẻ, ví dụ cù nhột, kiến bò.

– Nắn, bóp, tập duỗi tay chân cho trẻ.

– Vuốt ve, massage cơ thể trẻ.

– Trò chơi cho trẻ làm máy bay.

– Trò chơi vẫy khăn, ruy băng.

– Cho trẻ làm quen với sách.

– Cho trẻ nghe nhạc.

– Hát ru cho trẻ ngủ, nói chuyện, cười, gọi tên… khi trẻ thức.

– Có thể dùng những đồ chơi thích hợp như những khối vuông, tròn làm bằng chất liệu mềm.

Giai đoạn bé từ 3 đến 6 tháng

Trẻ bắt đầu lớn lên và cứng cáp hơn rồi, trẻ cũng sẽ thức nhiều hơn vào ban ngày. Bé bắt đầu điều khiển được bàn tay của mình và ngày càng trở nên linh hoạt hơn, biết tập trung cao độ và thích tham gia các trò chơi. Vì thế cha mẹ nên treo đồ chơi ở khoảng cách thích hợp (trong tầm tay của trẻ) để có thể bé với tay lấy.

Hãy chơi những trò chơi sau đây với trẻ:

– Trò chơi nắm tay nhịp nhịp.

– Giúp trẻ tập lẫy, lật người, trườn, bò.

– Xốc nách trẻ, làm điệu bộ nhún nhảy, đạp chân (chú ý không dồn trọng lượng lên chân của trẻ).

– Trò chơi đạp xe.

– Trò chơi “soi gương”.

– Trò chơi “ú òa”.

– Đọc sách cho trẻ nghe.

– Đồ chơi thích hợp: lục lạc, xúc xắc, những khối hình vuông, tròn bằng chất liệu mềm. Trẻ sẽ khám phá bằng tay và miệng.

Giai đoạn trẻ từ 6 đến 12 tháng

Giai đoạn này trẻ đã có thể lẫy, lật người một cách dễ dàng. Khoảng từ tháng thứ 7, trẻ biết bò, ngồi và tập đi. Kỹ năng cầm nắm của trẻ ngày một tốt hơn, vì vậy, hãy chơi với bé những trò chơi mới hơn, phức tạp hơn.

Các dạng trò chơi thích hợp:

– Vỗ tay.

– Chơi với cát.

– Vượt chướng ngại vật.

– Chơi với quả bóng lăn.

– Tìm kiếm đồ vật.

– Trò chơi soi gương.

– Thường xuyên đọc sách cho trẻ.

– Đọc các bài đồng dao như “nu na nu nống”, “kéo cưa lừa xẻ”…

– Cùng trẻ tập đi.

Có thể sử dụng những đồ chơi thích hợp như:

– Những cuốn sách nhiều màu sắc tươi sáng, có hình các con vật ngộ nghĩnh, các loại hoa, trái cây…

– Những quả bóng nhựa nhẹ, dùng để ném và đá.

G.H

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

6 loại đồ chơi thông minh cho bé 1 tuổi phát triển toàn diện

6 loại đồ chơi thông minh cho bé 1 tuổi phát triển toàn diện

Khi bé 1 tuổi là chập chững biết đi và biết chơi nhiều hơn. Bố mẹ sẽ nghĩ đến việc mua thêm đồ chơi cho bé. Nhưng loại đồ chơi nào tốt cho sự phát triển của bé giai đoạn này. Ở bài viết này, Websosanh.vn sẽ gợi ý 6 loại đồ chơi thông minh cho bé 1 tuổi phát triển toàn diện để bố mẹ dễ tìm hiểu nhé!

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.
Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Sữa chua Bledina là lựa chọn lý tưởng cho các bậc phụ huynh muốn mang lại cho trẻ một sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cam kết không chất bảo quản và dễ tiêu hóa, Bledina xứng đáng là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ.