Hướng dẫn cách bảo quản máy ảnh chuyên nghiệp

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chống trầy xước, ẩm mốc, bảo vệ ống kính thật cẩn thận là những điều bạn nên làm để máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt.

Máy ảnh là thiết bị công nghệ cao rất dễ hư hỏng bởi các tác động từ môi trường. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng máy không đúng cách cũng dẫn đến các sự cố đáng tiếc khiến máy ngừng hoạt động.

1. Chống ẩm & bụi bẩn

Các vi mạch, linh kiện điện tử của máy ảnh rất nhạy cảm với bụi và hơi nước. Ngày nay, các hãng sản xuất luôn tìm cách cải thiện độ bền của sản phẩm và ưu tiên của họ là máy phải chịu được độ ẩm cao – khí hậu khắc nghiệt. Vì thế, để đảm bảo máy ít chịu tác động có hại của hơi nước nhất, bạn nên trang bị tủ chống ẩm. Sau khi dùng xong, luôn đặt máy vào tủ và khóa kín để rút hết hơi nước còn sót lại.

Tủ chống ẩm giúp máy không bị mốc

Bạn cũng có thể mua gói chống ẩm nhỏ đặt cạnh nơi để máy ảnh. Thường xuyên lau chùi máy bằng khăn khô để tránh bụi tích tụ trên thân máy.

2. Không chạm vào mặt ống kính & bên trong máy

Mặt của ống kính là một lớp gương chuyên dụng được xử lý bằng công nghệ cao, tráng hóa chất đặc biệt giúp ánh sáng truyền vào tốt hơn. Khi bạn vô tình chạm vào mặt ống kính, đừng vội dùng vải chùi vì có thể bạn sẽ làm nó bị xước.

Tránh chạm trực tiếp vào bề mặt ống kính với mọi chất liệu (da tay của bạn, vải khô, vải ướt, vải có sợi cứng…) vì chúng rất dễ gây ra tác hại khôn lường. Một vài vết vân tay nhỏ sẽ không làm hình ảnh bị mờ, bạn nên nhờ các thợ máy ảnh chính hãng tư vấn về cách vệ sinh máy đơn giản và mua các loại dung dịch chuyên dành cho lau chùi ống kính.

Dùng dung dịch đặc biệt để lau ống kính

Lắp Filter vào ống kính để bảo vệ an toàn

Khi chụp xong, luôn tắt máy hoặc đậy nắp ống kính cẩn thận. Nếu sử dụng DSLR, bạn nên mua các thiết bị bảo vệ/lọc ánh sáng hay còn gọi là filter. Filter giúp chống bụi bẩn rớt vào ống kính, hạn chế sự vô tình đụng tay hay va chạm bất ngờ. Các loại filter thường sẽ giữ cho chất lượng hình ảnh không thay đổi.

Trong trường hợp bạn cảm thấy bên trong thân máy có vật lạ hoặc tiếng kêu bất thường, đừng tìm cách mở máy ra để xem hoặc chạm vào bất cứ linh kiện gì bên trong. Hãy đem ra các cửa hàng bảo hành gần nhất vì tĩnh điện trong người bạn có thể khiến các linh kiện nhạy cảm bị sốc và ngừng hoạt động.

Hãy tin tưởng vào dịch vụ bảo hành chính hãng

3. Trang bị túi chống sốc, balo đựng ống kính

Lowepro Pro Roller X300 có thể đựng nhiều ống kính và thân máy an toàn

Mang máy ảnh khi di chuyển rất nguy hiểm vì chỉ cần một va chạm tương đối mạnh, ống kính của máy có thể bị nứt hoặc bể. Ngoài ra, nếu máy bị rớt mạnh thì các chân tiếp xúc giữa ống kính và thân máy cũng có thể bị gãy. Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên mua túi đựng máy chuyên nghiệp chống sốc – chống nước. Với các thiết bị này, máy ảnh sẽ được bảo vệ an toàn.

4. Luôn mang máy đến cửa hàng để được bảo dưỡng

Khi phát hiện thân máy có dấu hiệu trục trặc, ống kính xuất hiện rễ tre, ảnh bị vết đục và bụi bẩn, bạn nên mang máy đi bảo dưỡng. Nhân viên sẽ lau bụi, vệ sinh máy và giúp chúng có thể hoạt động ổn định.

Ảnh bị vệt bẩn do bụi bám vào sensor máy, cần được vệ sinh gấp

Ngoài các yếu tố trên, bạn nên chú ý tránh cho ống kính – thân máy phải tiếp xúc với bụi, đất, cát, hóa chất, nước, đặc biệt là bề mặt ống kính. Chúc những chiếc máy ảnh của các bạn luôn bền bỉ và ổn định.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!