Hướng dẫn cách chọn router wifi phù hợp cho gia đình

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu như bạn đang cần mua router wifi cho gia đình, thì những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Bộ phát Wifi là thiết bị điện tử không thể thiếu hiện nay từ các gia đình nhỏ tới các cơ quan, văn phòng…

Việc chọn mua wifi loại nào sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình sử dụng sau này, do đó, để mua được wifi tốt nhất, bạn có thể lựa chọn wifi theo hướng dẫn dưới đây:

bộ phát wifi di động
Thiết kế nhỏ gọn, sử dụng linh hoạt trong các điều kiện khác nhau.

1. Nên chọn wifi mấy râu là ổn?

WiFi 1 ăng ten (WiFi 1 râu): Cho các phòng diện tích nhỏ, cỡ 15-20m2 giá thành cũng rất rẻ, tốc độ tối đa 150Mbps.

WiFi 2 ăng ten (WiFi 2 râu): 25-30m2 hai tầng hoặc nhà chung cư diện tích 50-60m2 giá thành đắt hơn bộ 1 râu chút xíu, tốc độ tối đa 300Mbps.

WiFi 3 ăng, 4 ăng ten, 8 ăng ten: diện tích phủ sóng 60m2 trở lên và khoảng 3 tầng.

Ngoài ra khi trả lời câu hỏi tốc độ truyền dữ liệu một cách định lượng, sẽ giúp bạn lựa chọn thiết bị WiFi theo tiêu chuẩn nào cho phù hợp.

2. Tìm hiểu về các chuẩn wifi hiện nay

– Chuẩn WiFi đầu tiên 802.11

Chuẩn WiFi 802.11 do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1997. Tốc độ hỗ trợ tối đa của chuẩn này chỉ vỏn vẹn 2Mbps với băng tần 2.4GHz của sóng radio hoặc hồng ngoại . Nó quá chậm so với nhiều ứng dụng. Vì đã có nhiều sản phẩm ra đời và thay thế nên hiện nay các sản phẩm không dây thiết kế theo chuẩn 802.11 ban đầu đã không còn sản xuất nữa.

– Chuẩn WiFi 802.11b (tên mới WiFi 1)

Và năm 1999, thì IEEE lại tiếp tục nâng cấp, mở rộng chuẩn WiFi đầu tiên 802.11 lên một chuẩn mới. Chuẩn mới này có tên là chuẩn WiFi 802.11b (tên mới WiFi 1), chúng hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps và hoạt động trên băng tần 2.4GHz như chuẩn ban đầu.

Ưu điểm của chuẩn này chính là giá thành thấp nhất, chắc có lẽ do nhà cung cấp thích sử dụng tần số này để giảm chi phí sản xuất. Phạm vi tín hiệu tốt và nó không dễ bị cản trở bởi các sóng khác.

Nhược điểm của chuẩn 802.11b tốc độ tối đa thấp nhất. Các thiết bị gia dụng như lò vi sóng hay các thiết bị khác sử dụng băng tần 2.4GHz có thể gây trở ngại cho tần số vô tuyến mà 802.11b bắt được. Để hạn chế điều này thì có thể lắp thiết bị 802.11b cách xa các thiết bị đó.

– Chuẩn WiFi 802.11a (tên mới WiFi 2)

Cũng trong năm 1999 đó, cùng lúc mà IEEE đang phát triển chuẩn 802.11b, thì tiếp tục nghiên cứu và cho ra chuẩn thứ 2 có tên là chuẩn WiFi 802.11a (tên mới WiFi 2). Trong quá trình sử dụng chuẩn WiFi 802.11b được dùng nhiều trong các hộ gia đình còn chuẩn WiFi 802.11a lại chỉ dùng trong các doanh nghiệp, mạng lớn. Chính vì thế chuẩn WiFi 802.11b phổ biến và giá thành rẻ hơn chuẩn WiFi 802.11a.

Chuẩn WiFi 802.11a (tên mới WiFi 2) này đã hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps (chuẩn b chỉ có 11 Mbps), tần số 5 GHz. Tần số cũng cao hơn chuẩn b nên phạm vi của hệ thống hẹp hơn. Chính vì khác nhau ở tần số nên hai chuẩn wifi này không hề tương thích với nhau. Và cũng có nhiều thiết bị tích hợp cả hai chuẩn này vào nhưng nó chỉ sử dụng 1 trong 2 chuẩn, chứ không thể sử dụng liền lúc đồng thời cả 2 được.

Chuẩn 802.11a mang lại tốc độ nhanh, tránh được nhiễu từ từ các thiết bị khác vì tần số được kiểm soát. Nhưng lại có giá thành khá đắt và phạm vi hẹp (hẹp hơn cả chuẩn b) nên dễ bị cản trở.

– Chuẩn WiFi 802.11g (tên mới WiFi 3)

Vào năm 2003, chuẩn 802.11g ra đời, là sự kết hợp của chuẩn 802.11a và 802.11b, chúng đã kết hợp các ưu điểm của hai chuẩn này lại với nhau với tốc độ hỗ trợ tối đa 54Mbps và sử dụng băng tần 2.4Ghz nên phạm vi truyền tín hiệu rộng. Vậy nên chuẩn WiFi 802.11g có thể tương thích với chuẩn WiFi 802.11b có thể làm việc với các thiết bị chuẩn b và ngược lại.

Chuẩn WiFi 802.11g mang đến tốc độ nhanh, phạm vi tốt và đã hạn chế được các cản trở nhưng các thiết bị như đồ gia dụng, lò vi sóng sử dụng cùng tấn số vẫn làm xuyên nhiễu các thiết bị. Cùng với giá cả cao hơn cả chuẩn WiFi 802.11b nên đây cũng là một trong những nhược điểm của chuẩn này.

– Chuẩn WiFi 802.11n (tên mới WiFi 4)

Để cải thiện cho những nhược điểm của chuẩn WiFi 802.11g thì trong 2009 đã cho ra đời chuẩn mạng mới có tên là chuẩn WiFi 802.11n (tên mới WiFi 4). Chuẩn WiFi 802.11n này tận dụng nhiều tín hiệu không dây và các anten nên cung cấp băng thông tối đa lên đến 600 Mbps. Cường độ tín hiệu tăng lên giúp cung cấp phạm vi được tốt hơn. Đặc biệt khả năng tương thích ngược với các thiết bị 802.11b, 802.11g.

Ưu điểm vượt trội của Chuẩn WiFi 802.11n tốc độ hỗ trợ tối đa nhanh nhất lên đến 600Mbps và chạy trên cả 2 băng tần 2.4 GHz và 5 GHz. Khả năng chống nhiễu từ các nguồn bên ngoài tác động. Nhược điểm của chuẩn này phải nhắc đến giá thành khá là cao và có thể gây nhiễu khi ở gần các thiết bị chuẩn 802.11b và 802.11g.

– Chuẩn WiFi 802.11ac (tên mới WiFi 5)

Cách 4 năm so với năm 2009 thì đến năm 2013 thì IEEE đã cho ra đời Chuẩn WiFi 802.11ac (tên mới WiFi 5). Là một công nghệ không dây hoàn toàn mới, hỗ trợ tốc độ tối đa hiện là 1730Mb/s (sẽ còn tăng tiếp trong tương lai) và chỉ chạy ở băng tần 5GHz. Bên cạnh đó . 802.11ac cung cấp khả năng tương thích ngược với các chuẩn 802.11b, 802.11g, 802.11n.

Trên lý thuyết thì chuẩn wifi 802.11ac sẽ cho tốc độ cao gấp ba lần so với wifi 802.11n như trên thực tế thì tốc độ này sẽ giảm xuống tùy theo thiết bị thu phát, môi trường, vật cản, nhiễu tín hiệu… Hiện nay các thiết bị mạng trên thị trường đều có hỗ trợ chuẩn 802.11ac trong đó có tích hợp hỗ trợ các chuẩn cũ và một số thiết bị có khả năng chạy cả hai băng tần 2,4GHz, 5GHz cùng lúc.

  • Chuẩn Wifi 6: chuẩn này mới được đưa vào đầu năm 2019, tuy nhiên hiện vẫn chưa phổ biến và chưa có thiết bị hỗ trợ chuẩn này nên tạm thời chúng tôi không đề cập

Mong rằng, với những thông tin trên đây, bạn đã nắm rõ được cách lựa chọn mua bộ phát wifi tốt nhất cho gia đình mình.

Tin tức về Công nghệ

Xiaomi Redmi A3 (2024) giá siêu rẻ, hội tụ loạt tính năng ấn tượng

Xiaomi Redmi A3 (2024) giá siêu rẻ, hội tụ loạt tính năng ấn tượng

Xiaomi mới đây đã bổ sung cho phân khúc smartphone giá rẻ nhất mẫu điện thoại Xiaomi Redmi A3 hoàn toàn mới. Không chỉ mang thiết kế đột phá khác biệt so với các thế hệ Redmi A1, Redmi A2 mà các trang bị cũng hết sức ấn tượng cho nhu cầu sử dụng thường ngày. 
Máy tính bảng Oppo Pad Air: Màn 2K, thiết kế sang, hiệu năng ổn!

Máy tính bảng Oppo Pad Air: Màn 2K, thiết kế sang, hiệu năng ổn!

Oppo Pad Air là phiên bản thu gọn của chiếc Oppo Pad cao cấp hơn, chính thức gia nhập thị trường máy tính bảng Việt Nam trong năm 2023 vừa qua. Cho đến hiện tại, trong tầm giá khoảng 5 triệu đồng thì nó vẫn là một trong những chiếc tablet gây được nhiều chú ý nhất.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!