Hướng dẫn chi tiết cách rửa xe đạp điện sau khi đi trời mưa

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bạn nên gians ni lông cho xe đạp điện để tránh bị ngấm nước và vấy bẩn là gỉ các chi tiết xe trong mùa mưa bão

Thời tiết mưa gió, khi có việc đi ra ngoài đường về, chiếc xe đạp điện của bạn không tránh khỏi việc bị bẩn và ngấm nước.

Việc nhiễm bẩn khiến cho các chi tiết xe đạp điện nhanh chóng bị gỉ sét và hỏng hóc. Bên cạnh đó, nếu ắc quy hoặc mặt đồng hồ (với các chi tiết điện) sẽ có thể bị hỏng nếu như nước ngấm. Do đó, các nhà sản xuất thường cảnh báo người dân không nên đi xe đạp điện quá 3 giờ dưới trời mưa gió, có thể dẫn đến hỏng ắc quy hoặc các chi tiết điện.

Một vấn đề quan trọng nữa là khi đi xe đạp điện dưới trời mưa về, bạn cũng cần phải vệ sinh, rửa xe đạp điện cho sạch và lau khô, tránh bị ngấm nước vào chi tiết quan trọng trên xe đạp điện. Nhưng không phải ai cũng biết cách rửa xe đạp điện đúng cách, dưới đây Websosanh sẽ hướng dẫn bạn cách rửa xe đạp điện đúng cách, giữ xe đạp điện được bền lâu

Bước 1: Tháo pin, ắc quy ra khỏi xe

Ngấm mưa quà 3 giờ đồng hồ khiến xe đạp điện có thể bị hỏng

Ngấm mưa quà 3 giờ đồng hồ khiến xe đạp điện có thể bị hỏng

Đây là thao tác cần thiết đầu tiên khi rửa xe đạp điện, việc để nước ngấm vào ắc quy chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng ắc quy bị hỏng hóc. Chính vì thế, trước khi rửa xe đạp điện bạn cận phải nhấc ắc quy ra khỏi xe đạp điện.

Tùy từng dòng xe mà bạn có thể thấy ắc quy đặt ở những vị trí khác nhau, cụ thể:

+ Xe đạp điện Xmen, xe đạp điện Giant : ắc quy đặt ở chỗ để chân

+ Xe đạp điện Nijia: ắc quy đặt ở dưới cốp yên

+ Xe đạp điện Honda, xe đạp điện HK Bike: ắc quy ở dưới yên

Bạn cần tháo các chi tiết dây nối ra khỏi, sau đó, nhấc pin hoặc ắc quy khỏi xe, để một chỗ. Ngoài ra, có thể dùng khăn khô sạch để lau qua bề mặt của ắc quy hoặc pin nếu có bẩn hoặc ướt

Bước 2: Loại bỏ bụi bẩn

Dùng vòi nước rửa sạch bụi bẩn

Dùng vòi nước rửa sạch bụi bẩn

Bạn chuẩn bị một vòi nước, sau đó dùng vòi nước xịt khắp bề mặt của xe đạp điện, đặc biệt là các chi tiết: bánh xe, phần hộp xích, phần vành xe, phần để chân, phần lá chắn bùn….

Bạn cần xịt vòi doc theo chiều xe, tránh xịt vuông góc dễ bị tróc sơn hoặc tổn hại đến bề mặt của xe đạp điện

Lưu ý những điểm sau không được trực tiếp phun vòi nước lên hoặc cho nước vào trực tiếp: mặt đồng hồ, điều khiển, xe đạp điện vì các chi tiết này thường có những mạch điện, các chi tiết đấu nối chính vì thế rất dễ dàng bị hỏng nếu như ngấm nước. Với các chi tiết này bạn chỉ cần dùng khăn ẩm và lau sạch được

Bước 3: Dùng nước rửa xe lau sạch

Chú ý đến các chi tiết khó làm sạch trên xe đạp điện

Chú ý đến các chi tiết khó làm sạch trên xe đạp điện

Bạn chuẩn bị một chậu nhỏ, pha nước rửa xe (hoặc dùng bình xịt trực tiếp lên xe) và dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào, sau đó lau sạch các chi tiết trên xe đạp

Bạn lách tay và những chi tiết khó rửa như mặt trên của lá chắn bùn, mặt trong hộp xích xe đạp điện, hoặc các chi tiết góc cạnh trên bánh xe.

Bạn lần lượt rửa sạch tất cả các chi tiết bằng nước rửa xe. Sau đó, lại dùng vòi nước sạch để xịt sạch các chất bẩn và chất rửa xe bám trên xe đạp điện, tránh để xót vì dễ làm hoen gỉ bề mặt của xe

Bước 4: Lau khô xe đạp điện

Bạn nên dùng chất lau rửa chuyên dùng cho xe

Bạn nên dùng chất lau rửa chuyên dùng cho xe, không nên dùng xà phòng

Sau khi đã rửa sạch xe bằng nước và chất rửa xe, bạn cần tìm một chiếc khăn khô và mềm để lau khô tất cả các chi tiết trên bề mặt của xe đạp điện.

Tiếp đố lắp lại pin (ắc quy) vào xe và tiếp nối các dây vào pin để xe hoạt động được bình thường.

Lưu ý bảo quản xe đạp điện trong thời tiết mưa bão

Vào trong mùa mưa bão, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung, các cơn mưa thường kéo dài liên tục, khó tránh khỏi việc bạn phải đi xe đạp điện ra ngoài đường, chính vì thế, bạn cần trang bị “bảo hộ” cho chiếc xe đạp điện của mình để tránh bị hỏng, cụ thể:

– Dán nylon lên vỏ xe đạp điện khi mới mua không chỉ giúp sơn bền màu và giảm xước, lớp dán bên ngoài còn ngăn axit và các chất ăn mòn khác gây hại cho bề mặt sơn.

– Tháo pin trước khi rửa xe đạp điện, phần yên nên xịt nước thẳng dọc xuống, tránh xịt ngược lên trên, vào thẳng bộ điều tốc của xe.

– Nguồn nước phải sạch, không có tạp chất. Sử dụng các loại hóa chất chuyên dùng để rửa xe đạp điện, tuyệt đối không dùng các hóa chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy hay xà phòng.

– Vị trí mặt đồng hồ nếu bị ngấm nước nhiều sẽ xảy ra hiện tượng chập mạch điện, vì vậy chỉ nên dùng khăn ẩm để vệ sinh. Ngoài ra, động cơ bánh sau nếu phát ra tiếng kêu thì cần tháo động cơ để sấy khô.

– Vì xe đạp điện có kích thước nhỏ gọn nên bạn có thể cất xe vào hẳn trong nhà hoặc khu vực có mái che chắn để bảo vệ xe đạp điện

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức về Đánh giá xe

Cách sạc xe đạp điện chuẩn nhanh đầy mà lại không gây hại cho pin

Cách sạc xe đạp điện chuẩn nhanh đầy mà lại không gây hại cho pin

Xe đạp điện là phương tiện được nhiều người yêu thích và sử dụng phổ biến vì tính tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên như lẽ thường không phải ai cũng biết cách sạc điện đúng cho xe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sạc xe đạp điện chuẩn, đảm bảo an toàn, kéo dài tuổi cho xe.
So sánh Honda Air Blade 125 2023 và Air Blade 125 2022

So sánh Honda Air Blade 125 2023 và Air Blade 125 2022

Về mặt thiết kế không có nhiều khác biệt khi so sánh Air Blade 2023 và Air Blade 2022, tuy nhiên động cơ lại có sự thay đổi lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn những điểm đổi mới trên Honda Air Blade 2023 so với phiên bản tiền nhiệm.
Chia sẻ kinh nghiệm để biết xe đạp điện đã sạc đầy bình

Chia sẻ kinh nghiệm để biết xe đạp điện đã sạc đầy bình

Xe đạp điện với nhiều ưu điểm hiện đang là phương tiện được sử dụng phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Trong quá trình sử dụng, một số vấn đề mà nhiều người gặp phải như làm sao để biết xe đạp điện đã sạc đầy, sạc sao cho chuẩn,... Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chính xác những vấn đề này.
Giải đáp: Xe đạp điện chạy bằng pin hay ắc quy tốt hơn

Giải đáp: Xe đạp điện chạy bằng pin hay ắc quy tốt hơn

Chọn xe đạp điện chạy ắc quy hay pin là câu hỏi luôn “bay nhảy” trong đầu người tiêu dùng bởi ít người hiểu rõ được mặt lợi và hại của hai loại hình lưu trữ năng lượng này. Hãy cùng Websosanh đi tìm hiểu chi tiết nhé.