ISO ở máy ảnh là gì? trường hợp nào phải nâng ISO lên cao?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
ISO là một yếu tố rất quan trọng cần hiểu rõ trong nhiếp ảnh nếu tay máy muốn kiểm soát máy chất lượng bức hình. Trong nhiếp ảnh ISO là thuật ngữ khi nói về độ nhạy sáng và để hiểu rõ hơn thì bài viết này sẽ giúp bạn.

Nếu bạn đã quen với việc sử dụng máy ảnh thì thuật ngữ như ISO không phải là điều mới mẻ. Nhưng bạn đã thật sự hiểu bản chất của nó. Đặc biệt với những bạn mới làm quen với bộ môn nhiếp ảnh hay đang tập tành sử dụng máy ảnh thì có lẽ chẳng hiểu ISO trong máy ảnh là gì và phải điều chỉnh chúng như thế nào khi chụp ở các điều kiện ánh sáng khác nhau.

ISO ở máy ảnh là gì?

máy ảnh

ISO máy ảnh là thuật ngữ khi nói về giá trị nhạy sáng

Thuật ngữ ISO được dùng khi nói về giá trị nhạy sáng trong nhiếp ảnh. Đây là từ viết tắt của cụm từ International Standards Organization (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế), một tổ chức chuyên ban hành các thiết lập tiêu chuẩn trên bình diện quốc tế.

Trong nhiếp ảnh truyền thống (máy chụp phim), ISO (ASA) là dấu hiệu cho thấy độ nhạy cảm của phim với ánh sáng như thế nào. Nó được đo bằng các con số thường nhìn thấy trên phim (100, 200, 400, 800,…). Con số nhỏ hơn cho biết độ nhạy sáng thấp hơn và cho hình ảnh ít bị nhiễu hạt hơn khi chụp.

Còn trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh (Censor). Các nguyên tắc vẫn áp dụng giống như trong máy chụp phim, số càng nhỏ thì máy ảnh càng ít nhạy cảm với ánh sáng và mịn hơn.

Hầu hết mọi người khi mới sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp đều có xu hướng để máy ảnh số trong chế độ tự động (Auto Mode), khi đó máy ảnh sẽ lựa chọn ISO thích hợp tùy thuộc vào điều kiện của môi trường chụp. Còn với các nhiếp ảnh gia họ lựa chọn ISO theo ý riêng của mình tùy vào mục đích chụp bức hình. Ảnh hụp ở ISO cao thường sẽ sáng hơn nhưng bị nhiễu hạt nhiều hơn so với ảnh chụp ở ISO thấp hơn. Thông thường bạn nên để ISO trong khoảng từ 100- 400.

Tóm lại: Với những người mới bát đầu với khái niệm này chỉ cần nhớ hai câu nói quen thuộc sau:

ISO càng cao, độ nhạy sáng càng cao, độ nhiễu hạt càng nhiều.

ISO càng thấp, độ nhạy sáng càng thấp, ảnh càng mịn.

Các trường hợp mà bạn có thể phải nâng ISO lên cao

máy ảnh

Nên tăng ISO lên trong các trường hợp thiếu sáng

Bạn cần phải nâng ISO máy ảnh lên cao trong các trường hợp sau đây:

– Các sự kiện thể thao trong nhà, nơi chủ thể cần chụp luôn di chuyển nhanh và ánh sáng rất hạn chế.

– Các buổi hòa nhạc, cũng là nơi có ánh sáng thấp và không được sử dụng đèn Flash.

Phòng trưng bày nghệ thuật, tranh ảnh,… là những nơi thường không đủ ánh sáng và cũng không cho sử dụng đèn Flash.

– Buổi tiệc, sinh nhật,… thổi nến trong một căn phòng tối sẽ cho một tấm ảnh đẹp nhưng nó sẽ bị hủy hại nếu sử dụng đèn Flash. Tăng ISO sẽ giúp bạn chụp được cảnh này mà không cần Flash.

ISO là một yếu tố rất quan trọng cần hiểu rõ trong nhiếp ảnh cũng như máy ảnh kỹ thuật số nếu bạn muốn giành quyền kiểm soát máy ảnhcũng như chất lượng bức hình. Bạn mới làm quen với hãy ảnh thì cũng đừng ngại thử với các thiết lập ISO khác nhau để có được những tấm ảnh như ý.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tìm hiểu về độ nhạy sáng (ISO) của máy ảnh kỹ thuật số

Tìm hiểu về độ nhạy sáng (ISO) của máy ảnh kỹ thuật số

ISO là một trong những vấn đề cơ bản mà bạn cần tìm hiểu khi bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh. Nó rất quen thuộc nhưng không hề dễ hiểu chút nào. Hãy đọc kỹ bài viết này để biết được cách cài đặt ISO chuẩn nhất cho máy ảnh của bạn.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.