Việc tạo ra âm thanh sân khấu hay âm thanh hoành tráng và hay sẽ giúp bạn và gia đình có những thời gian thư giãn tuyệt vời. Tuy nhiên để thể hiện được những âm thanh hay quả là một việc không hề dễ dàng. Có khá nhiều các nguyên tắc trong việc lựa chọn âm thanh nhưng các chuyên gia đã phân tích và đặt ra những tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá những chất lượng âm thanh để người dùng có thể tham khảo:
Không gian âm nhạc hay được gọi là sân khấu âm nhạc.
Yếu tố đầu tiên, đơn giản và cũng không kém phần quan trọng của một hệ thống dàn âm thanh cao cấp đó chính là không gian để bạn sử dụng nó. Thông thường không gian âm nhạc cũng gần giống với các sân khấu biểu diễn gồm có ba chiều là chiều cao, chiều rộng và chiều sâu của sân khấu. Để bộ dàn hay thể hiện trên sân khấu thì nó phải thể hiện được điều này. Chúng ta sẽ phải chi hàng triệu đô để có được sân khấu như mong muốn, nhưng điều đó không phải là vấn đề nếu như muốn một sân khấu âm thanh hay và đạt chuẩn đến thị hiếu người nghe. Điều qua trọng khi bạn bật một bộ dàn phải thể hiện được các nhạc công chơi ở vị trí nào và ca sĩ thể hiện trên sân khấu nữa thì mới đạt chuẩn chất lượng của một bộ dàn âm thanh sân khấu.
Âm sắc âm thanh của dàn âm thanh
Chọn lựa hệ thống dàn âm thanh tốt
Mỗi một nhạc cụ đều có một âm sắc và những tần số khác nhau ngoài âm chính ra thì chúng ta còn có các hài âm xung quanh do kết cấu riêng của từng loại nhạc cụ. Để thể hiện tốt được các âm sắc của bộ dàn âm thanh thì ta phải làm rõ được các hài âm ngoài ra khi ta nghe tiếng sáo phải cảm thấy được hơi với tiếng violon thì phải cảm thấy tiếng cọ xát và đặc đặc biệt tiếng piano phải thấy tiếng gõ và độ rung của dây ….Nếu bạn muốn chắc chắn thì bạn nên nghe tiếng nhạc cụ trực tiếp từ các chương trình thực tế để có thể cảm nhận rõ được điều này.
Độ cân bằng âm thanh
Điều này rất quan trọng vì để đảm bảo dàn âm thanh sân khấu có các dải tần và phải sắp xếp các tỷ lệ âm thanh sao cho hợp lý. Chúng ta nên quan tâm đến các dải tần như tiếng bass, mid và tiếng tép..Nếu âm bass mạnh quá thì sẽ át tiếng của âm mid và âm tép làm cho các nhạc cụ không thể hiện được âm thanh các nhạc cụ một cách chính xác và sẽ làm cho phần nhạc cụ bị mờ tiếng và làm nhạt âm thanh trên sân khấu. Do đó một bộ dàn âm thanh gia đình nên đảm bảo độ cân bằng của âm thanh bằng cách kết hợp cái này và bổ trợ hoặc thêm bớt cái kia sao cho hợp lý nhất.
Độ động của âm thanh
Khi hệ thống âm thanh linh hoạt trong độ chuyển biến của âm thanh từ những tiếng bé nhất cho đến to nhất trong bộ dàn âm thanh thể hiện thì nó sẽ đạt chuẩn và âm thanh thể hiện sẽ sống động hơn. Từ những tiếng động hay những động thái nhẹ của nhạc công, hay hơi thở của ca sĩ , tất cả cảm xúc đó đều được truyền tải đến người nghe. Âm nhạc được cấu thành từ những tiết tấu và cường độ khác nhau , nếu một bộ dàn có độ động kém âm thanh thì nó sẽ phát ra đều đều sẽ có những tiết tấu chậm như chúng ra có thể cảm nhận giống như một ca sĩ hát chưa tới và nó chưa thể chạm cảm xúc đến người nghe. Nếu dàn âm thanh có độ động tốt thì giúp người nghe phân biệt được ca sĩ này hát hay và ca sĩ này hát chưa hay và nhạc công chơi có chuẩn âm tiết hay không
Sự cảm nhận của người nghe
Đây là yếu tố cũng khá là quan trọng để người nghe cảm nhận được qua bộ dàn âm thanh. Nếu bạn thích ca hát và những bài hát bạn mở qua dàn âm thanh sẽ là phù hợp nhất với bạn , và bạn sẽ thấy âm thanh phát ra hay nhất. Còn nếu bạn là người không thích chơi những bộ dàn âm thanh thì việc nghe để thấu hiểu những bản nhạc thì cực kỳ khó.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam