Laptop Razer Blade Pro: sánh bước cùng game thủ

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Blade Pro vẫn được Razer giứ thiết kế sáng tạo cùng kiểu dáng đẹp, giao diện Switchblade UI được cải tiến cho các game thủ và sáng tạo cho ứng dụng chuyên nghiệp.

a

Ưu điểm:

– Thiết kế mỏng, nhẹ.

– Màn hình thứ hai sáng tạo.

– Switchblade UI được mở rộng để sử dụng những ứng dụng chuyên nghiệp sáng tạo hơn.

– Hiệu năng và đồ họa tổng thể mạnh mẽ.

– Thời lượng pin tuyệt vời.

Nhược điểm:

-Giá đắt

Máy bị nóng khi chơi game.

1.Thiết kế

a

Razer Blade Pro thừa hưởng thiết kế nguyên vẹn từ các phiên bản trước đó ra mắt từ năm 2012. Khung nhôm màu đen cùng biểu tượng rắn 3 đầu màu xanh quen thuộc của Razer đã tạo nên nét đặc trưng cho dòng máy này.

Nút nguồn lớn, màu xanh và phát sáng cũng không có sự thay đổi so với các phiên bản trước. Máy có lưới loa mỏng màu đen, bàn phím kích cỡ đầy đủ. Bên trái bàn phím là thiết kế sáng tạo nhất của Razer đó là touchpad LCD bóng bẩy với 10 phím macro của nó.

Thiết bị có số đo 42,6 x 25,6 x 2,2 cm, khối lượng 3 kg. Đáng chú ý là Blade Pro mỏng nhẹ hơn so với Aorus X7, nhưng lại dày và nặng hơn khi so sánh với MSI GS70 Stealth Pro và Maingear Pulse 17.

2. Màn hình

a

Trong khi màn hình Razer Blade 14 có độ phân giải 3200 x 1800 pixel thì Blade Pro có độ phân giải 1080p thấp hơn. Màn hình nhám 17,3 inch của Blade Pro cho màu sắc rực rỡ nhưng chi tiết không thực sự sắc nét. Khi thử nghiệm khả năng tái tạo màu sắc, Blade Pro có thể hiển thị 92,9% gam màu sRGB, tốt hơn Pulse 17 89,8%, nhưng lại thua X 7 với 102%. Và trong bài kiểm tra độ chính xác của màu sắc đạt mức Delta-E 9.2.

Blade Pro cũng khá mờ nhạt so với đối thủ cạnh tranh khi đạt cường độ sáng 252 nit, thấp hơn mức trung bình 257 nit.

3.Audio

Mặc dù kích thước mỏng nhưng Blade Pro có thể phát âm thanh lớn, rõ ràng khi xem các chương trình ti vi, nghe nhạc. Tuy nhiên, giọng hát có thể hơi vị méo ở mức âm lượng tối đa.Trong thử nghiệm, loa Blade Pro đạt mức cường độ âm 87 dB, cao hơn máy tính để bàn nhưng thua Pulse 17 (92 dB).

4.Bàn phím

a

Bàn phím Blade Pro kiểu island được thiết kế đẹp mắt. Đối với laptop chơi game khác người dùng có thể chỉnh đèn nền nhưng Razer giữ nguyên đèn nền và chữ màu xanh lá cây trên máy, tạo nên phong cách riêng biệt cho dòng máy này. Các phím được đặt khá xa nhau nhưng để nhường chỗ cho touchpad nên kích cỡ các phím Space Bar, Backspace và Enter hơi nhỏ so với mức bình thường. Khả năng gõ phím trên bàn phím gây một chút thất vọng khi gõ từ chậm và tỉ lệ lỗi cao.

5. Touchpad

Ngược lại với bàn phím, touchpad lại mang đến sự hấp dẫn. Touchpad của máy kích thước 8,9 x 5,3 cm, là màn hình LCD đi kèm với 10 phím bấm phía trên cũng có màn hình hiển thị riêng. Và khác với các laptop bình thường khác, Razer đặt touchpad ở vị trí bên phải thay bị bên dưới. Tuy nhiên, vị trí của touchpad không ảnh hưởng đến quá trình đánh máy.

Giống như touchpad, bảng điều khiển Synaptics cho phản hồi chính xác và các thao tác zoom đa điểm dễ dàng. Ngoài ra, việc thực hiện cử chỉ trong Windows 8.1 cũng được thực hiện liền mạch như mở menu Charms hay chuyển đổi giữa các ứng dụng mở thường xuyên.

6. Giao diện Switchblade UI

a

Switchblade UI là khu vực gồm 10 phím cảm ứng điều lệnh trong game và touchpad kiêm màn hình cảm ứng. Người dùng phải tạo phải tạo tài khoản Razer thông qua phần mềm Synapse 2.0 của công ty. Khi tài khoản miễn phí được thiết lập, các phím hiển thị biểu tượng của Gmail, Facebook, Gaming Mode, YouTube và Twitter.

Ngoài ra, Razer còn tạo thêm phím tắt cho các ứng dụng như: Adobe Photoshop, Adobe Premier Pro và GIMP. Người dùng quan tâm đến chơi game và ứng dụng thiết kế sẽ được hỗ trợ bởi Unreal Developer Kit (UDK) và Maya, phần mềm phát triển game 3D. Công ty cũng không bỏ rơi game thủ khi thêm các shortcut cho Steam Chat, Virtual Joystick, TwitchTV và trackpad of League of Legends, Counter-Strike, Battlefield 3 và Team Fortress 2. Tương tự như giao diện ban đầu, người dùng có thể tạo tới 10 trang phím tắt cho các nút thích ứng.

7. Webcame, cổng giao tiếp

a

Blade Pro tích hợp camera 2 megapixel cho ảnh hơi mờ nhạt trong điều kiện ánh sáng vừa phải.

Bên cạnh đó, máy hỗ trợ nhiều cổng giao tiếp và một khóa bảo mật bên phải. Phía bên trái là bộ ba cổng USB 3.0, cổng Gigabit Ethernet, giắc cắm tai nghe và cổng cắm nguồn.

8. Đồ họa

Xét về hiệu năng, GPU GeForce GTX 860M, đồ họa Intel HD Graphics 4600 và VRAM 2 GB mang tới sức mạnh cho Blade Pro tương đương với các laptop mỏng cùng loại trên thị trường. Với các thiết lập ở mức cao, tốc độ khung hình của Blade Pro giảm xuống mức 45 fps, dưới mức trung bình 61 fps và cũng thấp hơn Pulse 17 với 52 fps.

9. Hiệu năng

Được trang bị vi xử lý Intel Core i7-4700HQ tốc độ 2,4 GHz kèm RAM 16 GB, Razer Blade Pro phục vụ tốt trong công việc cũng như chơi game. Máy ghi được 12.711 điểm trên Geekbench 3 đo hiệu suất tổng thể. Blade Pro chỉ vừa đủ để đánh bại máy tính để bàn trung bình 12.266 điểm. Tuy nhiên, cả hai Pulse Maingear 17 và Aorus X7 đạt được kết quả cao hơn Blade Pro lần lượt với 12.741 điểm và 14.019 điểm.

Trong khi đó, Blade Pro với ổ cứng SSD 256 GB đạt tốc độ truyền file 145.4 MBps, thấp hơn hẳn một nửa so với Pulse 17 tải file chỉ trong tia chớp với tốc độ 391 MBps.

10. Thời lượng pin

Laptop chơi game không được biết đến với thời lượng pin khủng, đặc biệt là thiết bị mỏng và nhẹ như Blade Pro. Tuy nhiên, thiết bị kéo dài được hơn 6 giờ sử dụng trong thử nghiệm lướt web qua Wi-Fi.

11. Nhiệt

Blade Pro cho khả năng thực hiện các tác vụ bình thường nhưng bị nóng khi chơi game.

Kết luận

Với cấu hình mạnh mẽ, Blade Pro cho phép người chơi trải nghiệm những tựa game mới nhất cũng như chỉnh sửa ảnh và video. Thiết kế phong cách, độc đáo cũng là một điểm nhấn cho Blade Pro khiến máy trở thành sự lựa chọn lý tưởng trong phân khúc laptop 17 inch mỏng nhẹ.

Ốc Sên

Laptopmag

Tin tức về Máy tính - Laptop