1. Vai trò của vitamin A với cơ thể con người
1.1. Vai trò của vitamin A với phụ nữ đang mang thai
Thực tế, đối với phụ nữ mang thai có tình trạng dinh dưỡng tốt thì có thể không cần thiết bổ sung vitamin A. Thậm chí, nếu sử dụng vitamin A liều cao trong quá trình mang thai có thể dẫn đến ngộ độc, dị tật thai nhi.
Tuy nhiên, với những bà mẹ thiếu dinh dưỡng hơn thì nên cân nhắc bổ sung loại vitamin này ở liều lượng phù hợp. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai bổ sung Vitamin A đúng cách sẽ rất tốt cho xương và răng. Vitamin A còn giúp phụ nữ mang thai tránh được tình trạng khô mắt, thiếu máu, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy, vitamin A còn có tác dụng giảm sự lây truyền HIV từ mẹ sang con trong thời gian mang thai. Các mẹ bầu có thể bổ sung vitamin A thông qua các thực phẩm như sữa, trứng, cà sốt, cà chua, bông cải xanh, bí đỏ và các loại trái cây rau củ có màu vàng, cam, đỏ.
Mẹ bầu bổ sung vitamin A rất tốt cho xương và răng.
1.2. Vai trò của vitamin A cho trẻ từ 6 tới 36 tháng tuổi
Các dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin A bao gồm giảm thị lực, mệt mỏi lười vận động, chậm lớn còi cọc, khô mắt đau rát, mất ngủ tiêu chảy kéo dài. Mặc dù cơ thể chỉ cần vài trăm microgam vitamin A/ngày nhưng nếu thiếu đi lại gây rối loạn chuyển hóa và có thể gặp một số bệnh quan trọng. Trẻ em thiếu vitamin A sẽ chậm lớn, dễ mắc các bệnh về hô hấp hoặc các bệnh sởi, uốn ván, lao.
Mẹ chăm sóc bé yêu ngay từ những bước đi đầu đời, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin thiết yếu.
1.3. Liều dùng vitamin A theo khuyến cáo
Mặc dù vitamin A rất tốt cho cơ thể nói chung và cho trẻ em nói riêng nhưng nếu bổ sung thừa vitamin A có thể dẫn đến ngộ độc. Với trẻ em dưới sáu tháng tuổi, bổ sung vitamin A qua nguồn sữa mẹ. Các bà mẹ sau sinh nên uống vitamin A liều cao để cung cấp vitamin A cần thiết cho trẻ qua nguồn sữa của mình. Nếu trẻ dưới sáu tháng không được bú sữa mẹ đầy đủ thì có thể uống vitamin A một liều duy nhất với liều lượng 50.000IU.
Với những trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi thì mỗi năm nên bổ sung vitamin A cho trẻ hai lần ở các trạm y tế vào các ngày: mùng 1 + mùng 2/6 và ngày mùng 1 + mùng 2/12.
Với những trẻ em mắc một số bệnh nguy hiểm có thể bổ sung vitamin A theo liều lượng như sau:
- Dùng từ 25 – 45 mg dạng trans axit retinoic hàng ngày cho trẻ bị mắc bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào
- Dùng 3000mg bằng đường uống mỗi ngày trong vòng hai tháng với trẻ em bị thiếu máu
- Dùng 2000 IU/ngày hoặc 4000 IU/ba lần mỗi tuần đối với trẻ em sinh non, mắc bệnh loạn sản phế quản phổi
- Với trẻ em muốn thúc đẩy tăng trưởng có thể uống 60mg vitamin A, chia thành một đến sáu liều cách nhau từ bốn đến sáu tháng, trong vòng 12 – 104 tuần.
- Dùng 3000mg dạng Raes mỗi ngày cho trẻ em trên tám tuổi mắc bệnh xơ nang
Trên đây là một số liều lượng dùng vitamin A dành cho bé được khuyên dùng. Để có hiệu quả tốt và an toàn, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung cho bé nhé.
Bổ sung vitamin cần thiết cho bé thông qua đường ăn uống.
1.4. Nguyên nhân thiếu hụt vitamin A ở trẻ em
Việc bổ sung vitamin A cho bé không khó nhưng trẻ em từ sáu đến ba sáu tháng tuổi lại là nhóm trẻ em dễ bị thiếu hụt vitamin A nhất. Nguyên nhân có thể từ những điều sau:
- Do khẩu phần ăn của bé bị thiếu hụt. Với những bé còn bú sữa mẹ thì sữa mẹ chính là nguồn cung cấp vitamin A duy nhất và nhiều nhất. Nếu cơ thể mẹ bị thiếu vitamin A thì chắc chắn trẻ cũng bị thiếu hụt vitamin này. Ở giai đoạn trẻ ăn dặm, nếu trẻ không được bổ sung dầu ăn và chất béo dẫn đến việc vitamin A không được hấp thụ đầy đủ.
- Do trẻ không được cung cấp đủ so với nhu cầu. Các nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn tăng trưởng, cơ thể bé cần lượng vitamin A cao gấp năm, sáu lần người lớn. Nếu các bậc phụ huynh không nắm được điều này vô tình dẫn đến việc bổ sung thiếu lượng vitamin A cần thiết và đầy đủ cho cơ thể trẻ phát triển
- Do trẻ bị rối loạn hấp thu, bị các bệnh về đường ruột dẫn đến khả năng hấp thụ vitamin A kém.
1.5. Hậu quả của việc trẻ bị thiếu hụt vitamin A
Khi trẻ bị thiếu vitamin A, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa và hô hấp như tiêu chảy, lao, uốn ván, sởi. Ngoài ra, thiếu vitamin A còn làm tổn thương mắt, gây giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể bị thủng giác mạc và nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Chính vì vậy, ngay từ ban đầu, các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung thêm vitamin A cho trẻ ngay.
Bệnh khô mắt ở trẻ do thiếu vitamin A.
1.6. Các biện pháp phòng chống thiếu vitamin A ở trẻ
Để giảm nguy cơ thiếu hụt vitamin A ở trẻ, cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp như sau:
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, cung cấp đủ vitamin A phù hợp nhu cầu của bé. Với những trẻ em dưới sáu tháng tuổi thì người mẹ phải bổ sung vitamin A cho bản thân để tăng thêm lượng vitamin A trong sữa của mình. Sau sáu tháng, tiếp tục cho bé kết hợp bú sữa mẹ và ăn dặm. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A có nguồn gốc từ động vật như: thịt gà, gan lợn, cá trê, lòng đỏ trứng gà và các vitamin A có nguồn gốc từ thực vật như: đu đủ chín, cà chua, gấc, dưa hấu, rau dền, xoài.
- Bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ bằng cách mỗi năm cho bé đến các trạm y tế uống vitamin A hai lần/năm. Với trẻ từ sáu đến mười hai tháng tuổi uống 100.000 IU/ lần và trẻ trên mười hai tháng uống 200.000 IU/ lần.
2. Những loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin A cho bé
Trong hai cách bổ sung vitamin A kể trên thì việc bổ sung vitamin qua thực phẩm là cách dễ thực hiện, hiệu quả và an toàn nhất. Bổ sung vitamin A qua các loại thực phẩm tự nhiên luôn là biện pháp dễ dàng thực hiện cũng như an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Các loại thực phẩm giàu vitamin A mà các mẹ có thể tham khảo như sau.
Các loại thực phẩm giàu vitamin A mà cha mẹ nên bổ sung cho bé.
2.1. Cà rốt
Ngoài việc giàu vitamin A, cà rốt còn rất giàu các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt, tránh ánh nắng mặt trời và không bị tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Nên bổ sung cà rốt vào các bữa ăn cho bé hoặc làm nước ép cho bé uống.
2.2. Khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin A, chất xơ và kali. Các mẹ có thể đổi bữa cho bé bằng các món khoai lang luộc, hấp cơm hoặc chiên rán đơn giản. Sẽ rất tốt cho đôi mắt của bé đấy.
2.3. Rau bina
Rau bina bổ sung vitamin rất tốt cho bé. Bạn có thể xay rau cùng cháo, bột cho trẻ đang ăn dặm hoặc làm các món salad rau củ cho các bé đã lớn hơn.
2.4. Trái cây họ nhà cam quýt
Với màu vàng, cam đặc trưng, các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, cam canh rất giàu vitamin A, ngăn ngừa tổn thương thần kinh ở mắt và có lợi cho sức khỏe của bé.
2.5. Thịt bò nạc
Đây là nguồn cung cấp vitamin A cho trẻ rất tốt. Trong thịt bò nạc giàu kẽm tốt cho sức khỏe võng mạc. Ngoài ra, thịt bò nạc có thể thay thế các chất béo no toàn phần trong khẩu phần ăn của bé.
2.6. Cá hồi
Một nguồn cung cấp vitamin A từ động vật rất hữu ích khác đến từ cá hồi. Trong cá hồi có các axit béo, Omega 3 giúp tăng cường sức khỏe võng mạc, giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Mỗi tuần nên bổ sung vào khẩu phần ăn cho bé ít nhất hai phần cá hồi hoặc cá mòi, cá thu, cá trích.
2.7. Sữa
Cho trẻ uống sữa có thể tăng thêm sức khỏe cho đôi mắt. Đồng thời, riboflavin trong sữa còn giúp bé giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Các bậc phụ huynh lựa chọn các loại sữa cho bé đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu những cái tên không thể không kể đến là: sữa bột giàu dinh dưỡng Abbott Mỹ, sữa bột Vinamilk, sữa bột Friso,…
2.8. Lòng đỏ trứng gà, gan, phô mai
Ngoài các loại thực phẩm giàu vitamin A cho bé kể trên thì trong lòng đỏ trứng gà, gan, phô mai cũng rất giàu vitamin A rất tốt cho mắt và tăng cường hệ miễn dịch.
3. Vitamin A liều cao là gì? Trẻ nào cần uống vitamin A liều cao?
3.1. Vitamin A liều cao là gì?
Để bổ sung vitamin A cho con, các bậc cha mẹ nên cho trẻ uống vitamin A liều cao. Vitamin A liều cao là loại vitamin A đã được chiết xuất và đóng gói vào những viên nang. Bên trong các viên nang là hàm lượng vitamin A lớn mà bạn có thể bổ sung cho bé từ một đến hai lần trong năm đã đủ cung cấp vitamin A cần thiết cho bé rồi.
3.2. Trẻ em nào cần uống vitamin A liều cao?
Cho trẻ em uống vitamin liều cao ở các cơ sở y tế.
Trẻ em từ sáu đến ba sáu tháng tuổi nên bổ sung vitamin liều cao hai lần mỗi năm. Với trẻ em dưới sáu tháng tuổi không được bú sữa mẹ thì uống một lần duy nhất. Trẻ em trên năm tuổi nếu có nguy cơ thiếu vitamin A cũng nên uống vitamin A liều cao theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3.3. Tác hại của việc sử dụng vitamin A liều cao lâu ngày
Một sai lầm của không ít các bậc cha mẹ là cho con uống vitamin liều cao quá liều vì nghĩ bổ sung thêm sẽ tốt cho con. Thực tế, khi bổ sung vitamin A liều cao lâu ngày có thể khiến bé bị ngộ độc, buồn nôn, lá lách to, đau xương khớp. Có hiện tượng này là do vitamin A tan trong dầu, khi không được đào thải ra cơ thể hàng ngày mà tích tụ lại trong gan sẽ gây nên ngộ độc. Ngoài ra, khi cơ thể thừa vitamin A có thể làm giảm mật độ khoáng trong xương, bất bình thường gan.
4. Những điều cần biết về vitamin A
Khi bổ sung vitamin A cho trẻ, bạn nên tham khảo thêm những thông tin khác về vitamin A như sau.
4.1. Tác dụng phụ của vitamin A
Nếu cơ thể bị dị ứng với vitamin A thì rất có thể bé sẽ có phản ứng dị ứng. Dấu hiệu nhận thấy là: khó thở, mặt, môi, lưỡi, họng bị sưng, đau. Thực tế, khi dùng vitamin A có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:
- Tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu
- Giảm chức năng của tuyến giáp
- Tăng nguy cơ bị bệnh về tim mạch
- Viêm gan mãn tính
- Sốt, ho
- Nứt móng tay, chân, sưng, nứt môi
- Chảy máu phổi, đau nhức xương
- Trầm cảm.
4.2. Lưu ý trước khi dùng vitamin A
Trước khi dùng vitamin A cho con, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có cách sử dụng hợp lý nhất. Đồng thời, báo thêm với bác sĩ về tiền sử bệnh của con, có bị dị ứng với các chất nào không, có đang dùng kết hợp các thuốc thảo dược hay thực phẩm chức năng nào hay không. Với phụ nữ có thai, nếu dùng vitamin A không đúng có thể gây dị tật thai nhi. Do đó, hãy báo với bác sĩ về ý định mang thai hoặc cơ thể đang mang thai của mình trước khi dùng vitamin A.
4.3. Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ đã kể trên và cũng không phải khi thừa vitamin A cũng sẽ gặp tất cả các tác dụng phụ ấy. Khi sử dụng quá liều và gặp một trong các hiện tượng này cần đến các cơ sở y tế kiểm tra hoặc gọi Trung tâm cấp cứu 115 ngay.
Như vậy có thể thấy, vitamin A rất tốt cho sự phát triển thị lực và hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, nên dùng theo đúng liều lượng khuyến cáo để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn cũng đừng quên lưu lại những loại thực phẩm giàu vitamin A cho trẻ để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho bé. Bên cạnh đó, việc dùng các loại thuốc bổ vitamin cho trẻ tổng hợp từ tự nhiên cũng sẽ là nguồn bổ sung lượng vitamin rất tốt cho con yêu bạn nhé!