Loa Active và loa Passive là hai dòng loa phổ biến với những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.
Loa Active- loa có sẵn công suất là gì ?
Loa Active – loa có sẵn công suất
Đây là dòng loa thường được các hãng tích hợp bên trong một công suất khuếch đại nhất định. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt với dòng loa khác là ở nút mở nguồn có đèn báo hiệu và nút volume. Bên cạnh đó một số nhà sản xuất còn lắp thêm hệ thống 3 nút tone để chỉnh được một số tần số nhất định.
Thường thì hệ số công suất được tích hợp sẵn trong loa active trong dàn âm thanh chỉ thường đáp ứng đủ một cá nhân loa mà nhà sản xuất đã mặc định sẵn, song bên cạnh đó vẫn có một số dòng loa của một số nhà sản xuất lại có phương pháp tối ưu hơn để giảm chi phí và phương thức lắp đặt được tiết kiệm hơn, nghĩa là nhà sản xuất sẽ chỉ đặt mạch công suất trọng một loa chủ và từ loa này sẽ dẫn truyền bằng hệ thống dây dẫn nổi đến các loa vệ tinh để đưa công suất vào các loa vệ tinh đó và thường vẫn được nhà sản xuất giới hạn một mức công suất nhất định cho mỗi hệ thống như vậy.
Ưu và nhược điểm của loa active ?
Việc được tích hợp sẵn một hệ thống mạch công suất có sẵn trong loa giúp người sử dụng không phải tốn công đấu nối những dây dẫn từ loa tới thiết bị chỉnh hoặc bảo quản ở ngoài điều kiện tự nhiên qua đó sẽ tiết kiệm được không gian , dễ dàng vận hành và sử dụng khi được lắp đặt một cách có hệ thống. Bên cạnh đó loa active sẽ là sự lựa chọn cho những người chơi âm thanh không chuyên khi không cần phải suy nghĩ phải lựa chọn công suất nào phù hợp cho hệ thống loa của mình và cũng tránh ảnh hưởng tới tình trạng hư hao công suất.
Nhược điểm lớn nhất của loa active là nằm ở chổ cách kết nối hệ thống thường là mạch điện tử nên khi có những vấn đề hư tổn nhỏ đối với người sử dụng không chuyên ddienj tử khó có thể xử lý sự cố qua đó cách khắc phục sẽ phức tạp hơn.
Loa Passive – loa không bao gồm công suất là gì ?
Dòng loa Passive không bao gồm công suất
Loa Passive là dòng loa chỉ được nhà sản xuất thiết kế với hệ thống loa Bass và loa Treble và không được khuếch đại, chính vì lẽ đó khi đó muốn loa phát ra tiếng người sử dụng phải dụng thêm hệ thống công suất rời hay còn gọi là Main hay Amply.
Ưu và nhược điểm của loa passive
Việc sử dụng loa Passive giúp cho người dùng có thể dễ dàng quản lý được chất lượng âm thanh đầu ra và quản lý được tất cả hệ thống tại một khu vực đã setup sẵn, qua đó sẽ dễ bảo quản thiết bị phát hiện nhanh chóng các sự cố có thể xảy ra khi vận hành hệ thống,
Nhược điểm của dòng loa này là người dùng cần phải có một kiến thước nhất định để có thể tính toán thật kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật của hệ thống qua đó lựa chọn có thể lựa chọn được hệ thống công suất khếch đại phù hợp cho hệ thống loa của mình nhằm tránh tình trạng nếu hệ thống công suất nhỏ hơn sẽ là hư hỏng hệ thống công suất , hoặc khi hệ thống công suất lớn hơn sẽ làm hại ngược lại hệ thống loa.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam