Cứ mỗi độ Tết về đúng ngày 30 Tết, nhà nhà chuẩn bị 2 mâm cỗ, 1 mâm cơm cúng tất niên sau đó là ăn tối, còn 1 mâm thì để đợi cúng đúng lúc giao thừa. Ngày nay để giản tiện thì nhiều gia đình gộp chung lại 1 mâm lễ đúng lúc giao thừa, nội dung chính là để mời thần linh và gia tiên về ăn Tết cùng với gia đình. Nhiều nhà có kế hoạch đi du lịch vào đúng dịp Tết thì sẽ làm mâm cơm cúng tất niên sớm hơn để kịp lịch trình.
Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sau đây Websosanh.vn sẽ cung cấp cho bạn 1 số thông tin cơ bản để bạn có câu trả lời sát đáng nhất với vấn đề của mình.
Về cơ bản thì một mâm cơm cúng tất niên sẽ gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, bánh chưng, cỗ mặn với đủ các món thơm ngon được bày biện đẹp mắt, trang trọng và lịch sự. Tùy vào đặc trưng các vùng miền khác nhau mà mâm cơm cúng tất niên 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ khác nhau.
Mâm cỗ tất niên miền Bắc theo đúng bài bản thì sẽ có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa,…. có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2-3 tầng.
Bốn bát gồm: 1 bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, 1 bát bóng thả, 1 bát miến, 1 bát mọc. Bốn đĩa gồm: 1 đĩa thịt gà, 1 đĩa thịt heo, 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa chả quế.
Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì ?
Mâm cỗ tất niên miền Trung thường có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua….
Mâm cỗ tất niên miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
Tùy từng thời điểm, vùng miền mà mâm cơm tất niên được thay đổi món đa dạng sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Mặt khác mỗi nhà một kiểu cúng khác nhau, nhà thì cỗ chay, nhà thì cỗ mặn nên cỗ cúng tất niên chỉ nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới bàn thờ. Còn hoa quả, tiền vàng, bánh chưng, chè kho,…. thì để trên bàn thờ mang tính chất tượng trưng.
Sau bữa cơm tất niên, mọi người sẽ cùng nhau chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa. Đúng giao thừa người ta sẽ đặt những thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về cùng con cháu vui xuân. Các ngày tiếp theo người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết tới khi làm lễ tiễn ông bà về thì việc thờ cúng gia tiên trong những ngày Tết mới coi là xong.
Có thể nói, bữa cơm tất niên là nét văn hóa, in đậm trong tâm trí người Việt. Đây đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.
Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.
10 kiểu tóc đơn giản dễ làm nhưng đẹp hết nấc cho bạn gái tha hồ đi chơi Tết
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam