Các thiết bị chăm sóc sức khỏe gia đình ngày càng phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Một trong số đó phải kể đến các dòng máy đo huyết áp cơ luôn được quan tâm nhiều nhất. Vậy máy kiểm tra huyết áp cơ học thông thường có khác biệt như thế nào với các dòng máy đo điện tử? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị kiểm tra y tế này nhé!
Máy đo huyết áp cơ là gì?
Thiết bị y tế này còn được gọi với một cái tên khác là máy đo huyết áp đồng hồ. Đây là dòng máy kiểm tra huyết áp truyền thống được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, một điểm đặc biệt là thiết bị thường được sử dụng bởi một số người có chuyên môn về y khoa. Cơ chế hoạt động của máy dựa trên nguyên lý về áp suất tạo ra từ việc bơm khí vào băng quấn tạo nên lực làm thay đổi kim chỉ trên đồng hồ. Bạn có thể dựa vào kim chỉ để theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân.
Cấu tạo máy đo huyết áp
- Vòng bít (hay còn gọi là túi hơi)
- Bơm ống hơi
- Mặt đồng hồ
- Quả bóp
Ưu điểm – nhược điểm của máy
Ưu điểm
- Cho độ chính xác cao
- Độ bền cao và có thể chịu được lực va đập lớn
- Có thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo
- Giá cả phải chăng chỉ trong khoảng vài trăm nghìn đồng
Nhược điểm
- Những người có chuyên môn mới có thể sử dụng máy. Do đó, trước khi sử dụng bạn cần học trước các dùng để đảm bảo tính chính xác.
- Cần được chỉnh lại định kỳ khoảng 6 tháng/lần để đảm bảo kết quả đo được chính xác.
- Không tự sử dụng để đo cho bản thân
Cách sử dụng máy kiểm tra huyết áp cơ học
Dưới đây là hướng dẫn sử dụng máy kiểm tra huyết áp cơ học đúng cách giúp bạn đảm bảo được kết quả đo chính xác nhất
Bước 1: Chuẩn bị đo
Trước khi tiến hành đo huyết áp, người được đo cần chọn một vị trí yên tĩnh và thoải mái trong vòng 5 phút. Trong quá trình đo không nên mặc quần áo bó sát và tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích.
Hai tư thế phổ biến nhất khi đo chính là năm và ngồi. Nên kiểm tra huyết áp định kỳ 3 hoặc 6 tháng/lần. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao, hạ huyết áp cần được quan tâm và theo dõi thường xuyên.
Bước 2: Tiến hành đo
Quấn vòng bít vào bắp tay, trên khuỷu tay khoảng từ 2,5-5 cm. Quấn nhẹ nhàng, chặt vừa phải và nên để ngửa bàn tay.
Đặt loa ống nghe ở trên phần nếp khuỷu tay ở vùng động mạch. Bóp quả bóng hơi cho đến khi không còn nghe thấy tiếng đập của động mạch thì bơm thêm khoảng 30mmHg nữa và bắt đầu xả hơi.
Người đo tiến hành ghi lại kết quả đo. Lưu ý, huyết áp tối đa được tính trong khoảng 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên. Trong khi đó, huyết áp tối thiểu được tính từ lúc 2 tiếng đập cuối cùng mất đi.
Sau khi đo xong thì mở van và thả khí.
Một số dòng máy kiểm tra huyết áp cơ phổ biến trên thị trường hiện nay
Máy đo huyết áp Boso: Đây là thương hiệu của Đức với nhiều dòng thiết bị đo huyết áp được 96% chuyên gia y khoa khuyên dùng. Các sản phẩm đo huyết áp nổi bật của Boso gồm: Máy đo huyết áp cơ bắp tay Boso Classic, Clinicuss II, Roid II.
Máy đo huyết áp Spirit: Sản phẩm bao gồm cả ống nghe với kích thước nhỏ gọn và có độ bền cao. Các dòng nổi bật gồm: CK-111, CK-112
Máy đo huyết áp Microlife: Đây là thương hiệu của Thụy Sĩ với độ bền cơ học cao và thân thiện với người dùng. Máy cho kết quả chính xác nên bạn hoàn toàn có thể an tâm tin tưởng.