Với quỹ đất hạn hẹp tại các thành phố lớn, không ít gia đình thường có phòng ngủ với diện tích chỉ vọn vẹn từ 10-15m2, thậm chí là nhỏ hơn. Vào những ngày nắng nóng, kết hợp với việc sử dụng điều hòa nhiệt độ phải đóng kín phòng, hạn chế lưu thông không khí khiến nhiều người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn máy tạo oxy cho các phòng kín, đặc biệt là khi đi ngủ.
Vậy có cần thiết phải sử dụng máy tạo oxy cho phòng kín không?
Hãy cùng thử tính toán đối với một phòng ngủ có diện tích rất nhỏ là 10m2, với độ cao trần khoảng 3m, khi đó thể tích của phòng là 30m3. Khi đóng kín, thì phòng đồng thời chứa một thể tích không khí tương đương thể tích phòng – tức là 30m3 – tương đương 30,000 lít không khí. Thông thường, oxy chiếm 20-21% không khí, ni tơ chiếm tới 78-79% và còn lại là các thành phần khác. Do vậy với 30,000 lít không khí sẽ có 6000 lít oxy.
Theo khoa học, một người khỏe mạnh bình thường sẽ hít vào và thở ra 8 lít không khí/phút, nhưng chỉ hấp thụ khoảng 5% oxy trong 8 lít không khí đó (và tương ứng đào thải 5% khí CO2). Như vậy, một ngày, một người sẽ cần khoảng 576 lít oxy/ngày để các hoạt động cơ thể diễn ra bình thường.
Trở lại với căn phòng ngủ kín, chứa 6000 lít oxy trên đây, tức là nó đã chứa đủ khí oxy để 1 người hít thở trong khoảng hơn 10 ngày. Tuy nhiên đây mới chỉ là lý thuyết.
Trên thực tế, khi lượng oxy trong không khí xuống dưới 18% nó bắt đầu gây khó chịu cho cơ thể, khiến cản trở quá trình hô hấp thông thường. Do đó, nếu 30,000 lít không khí trên đây mất đi 2% oxy, tương ứng là 600 lít oxy thì sẽ gây hại cho cơ thể.
Với nhu cầu 576 lít oxy/ngày, thì sẽ phải sau 25 tiếng đồng hồ ở yên trong phòng kín thì chúng ta mới rơi vào tình trạng khó thở do thiếu oxy. Đương nhiên, nếu trong căn phòng ngủ đó có 2 người, thì số thời gian này giảm đi 1/2 – tương ứng khoảng 17.5 tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có ai ở yên trong phòng nguyên 17 tiếng hoặc thậm chí là 25 tiếng? Câu trả lời đương nhiên là không, chúng ta còn phải ra ngoài đi vệ sinh, đi ăn uống…và mỗi lần như thế, khi mở cửa, không khí sẽ lưu thông và cấp dưỡng khí trở lại cho căn phòng…do đó gần như khó có thể xảy ra trường hợp thiếu oxy.
Do đó, nếu như bạn khỏe mạnh bình thường, thì không cần và không nên sử dụng máy tạo oxy cho phòng kín.
Chỉ sử dụng máy tạo oxy y tế cho bệnh nhân được chỉ định liệu pháp oxy tại nhà
Đây là nguyên tắc rất quan trọng, và bắt buộc phải tuân theo. Những người khỏe mạnh thông thường không nên tự ý sử dụng máy tạo oxy y tế tại nhà bởi lẽ có thể gây ra những xáo trộn cho cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng.
Chi tiết chúng tôi đã trình bày trong bài viết Lạm dụng máy tạo oxy sẽ gây hại, bạn có thể tham khảo.
Nên sử dụng máy lọc không khí cho phòng kín
Thay vì sử dụng máy tạo oxy, các dòng máy lọc không khí mới thực sự cần thiết cho các phòng kín, đặc biệt là với những người dân sống tại các thành phố lớn, gần đường quốc lộ…những nơi có tình trạng ô nhiễm do bụi mịn hiện đang ở mức đáng báo động.
Các dòng máy lọc không khí với màng lọc Hepa, giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi mịn PM2.5, các mùi khó chịu, trả lại không khí trong lành cho phòng, từ đó giúp đảm bảo sức khỏe hô hấp của người sử dụng trong phòng.
Bạn có thể tham khảo một số dòng máy tạo oxy cho phòng kín nhỏ dưới 15m2 dưới đây:
1. Máy lọc không khí Sharp FP-J30E-A. Giá tham khảo: 2,090,000 đồng
2. Máy lọc không khí Sharp FU-A28EV-W. Giá tham khảo: 1,450,000 đồng
3. Máy lọc không khí Panasonic F-PXJ30. Giá tham khảo: 3,190,000 đồng
4. Máy lọc không khí Cuckoo CAC-G0910FW. Giá tham khảo: 3,390,000 đồng
5. Máy lọc không khí Xiaomi MI 2C. Giá tham khảo: 2,290,000 đồng