Hiện nay, nồi cơm điện đã trở thành thiết bị gia dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, bởi nó giúp công việc nấu nướng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Nhưng vào những ngày nồi cơm điện bị hỏng thì phải làm thế nào đây? Cách duy nhất đó là nấu cơm bằng bếp từ.
Nấu cơm bằng bếp từ có được hay không?
Bếp từ không chỉ đảm bảo chức năng nấu chín các món ăn mà còn đóng vai trò như một nồi cơm điện với công suất lớn. Bếp từ cũng giống như bếp than hay bếp gas hoàn toàn có khả năng nấu chín được cơm chỉ trong thời gian ngắn.
Nhưng tại sao người dùng lại nghi ngờ công dụng nấu cơm bằng bếp từ?
Chúng ta đã biết, bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra nhiệt lượng bằng từ trường do đó người dùng sẽ băn khoăn bếp từ có nấu chín được hay không. Nhưng cơ chế này lại hoàn toàn không có ảnh hưởng đến việc làm chín cơm mà ngược lại giúp cơm chín mềm mại, thơm ngon hơn nếu như bạn nấu đúng cách.
Ngoài ra, với chức năng ủ nóng của bếp từ chính là một điểm cộng để cơm được nấu chín với độ mềm sâu, dẻo thơm đến tận bên trong và tăng độ kết dính cho từng hạt gạo. Thay vì, chúng ta phải ủ bằng than hay bật đi bật lại nhiều lần ở nồi cơm điện.
Bạn cần làm gì khi nấu cơm bằng bếp từ?
Cách nấu cơm bằng bếp từ cũng tương đối giống với nấu cơm bằng bếp gas hay bếp than thông thường. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nồi cơm điện ra đời được trang bị nhiều tính năng hiện đại. Hầu hết nồi cơm điện hiện nay đều được các gia đình xem như bảo bối ở trong nhà.
Chuẩn bị:
- Gạo.
- Nước đun sôi để nguội.
- Nồi chuyên dụng chống dính và dùng được cho bếp từ. Để thuận tiện cho việc nấu nướng, bạn nên chọn nồi có nắp thủy tinh, nắp nồi có lỗ thông hơi nhỏ nhằm tránh bị dính hơi bên trong làm cơm bị nhão hay nát.
Bạn hãy tùy thuộc vào số người ăn ở trên nhà có chọn lượng gạo và kích thước nồi sao cho phù hợp.
Thực hiện công việc nấu cơm bằng bếp từ
- Bước 1: Vo gạo.
Bước này cũng tương tự như nấu cơm bằng điện. Bạn có thể vo gạo luôn ở trong nồi hay sử dụng rổ rá chuyên dụng. Nhưng để loại bỏ triệt để các tạp chất ở trong gạo thì bạn hãy vo gạo bằng rá, chà xát nhẹ nhàng dưới nước để loại bỏ phấn trắng bám ở bên ngoài gạo. Bạn hãy vo gạo ở dưới nước khoảng 2 – 3 lần để loại bỏ các cặn thừa mà vẫn đảm bảo không mất dinh dưỡng.
- Bước 2: Cho gạo vào nồi
Sau khi vo, bạn hãy cho gạo và nước vào nồi giống như tỷ lệ bạn vẫn hay nấu ở nồi cơm điện. Khuấy nhẹ để tất cả các hạt gạo được trải đều dưới mặt nước.
- Bước 3: Bật bếp đun
Khi đã cho gạo vào và thấy nước sôi, bạn cần phải giảm bớt nhiệt độ nhằm tránh nước bị trào ra bên ngoài. Bạn chờ trong khoảng 2 – 3 phút thì hãy dùng đũa đảo để cơm được chín đều, đậy nắp và để cho lửa nhỏ trong khoảng 5 – 10 phút nữa cho nước trong nồi cạn dần và cơm có độ tơi, dẻo.
Trong bước này, bạn nên lưu ý bật bếp thật nhỏ để cơm đủ hơi chín đều. Trong quá trình ủ ấm, bạn tuyệt đối không nên mở nắp nồi, đảo cơm nhằm tránh bay hơi khiến cơm sống hay không được chín đều.
- Bước 4: Kiểm tra độ chín của cơm
Sau khoảng 5 phút, bạn hãy mở lại nắp nồi, đảo cơm nhẹ nhàng và tiếp tục ủ thêm khoảng 5 – 10 phút nữa. Để cho cơm được chín đều và ngon, quan trọng nhất đó là lúc đảo cơm và duy trì lửa thật nhỏ để nước được cạn ráo, gạo nở đều.
Nếu như gia đình bạn thích ăn cơm cháy, bạn hãy bật lửa to lên trong vòng khoảng 3 – 5 phút để tạo cháy. Sau đó, bạn hãy tắt bếp và chuyển sang chế độ ủ nóng.
Như vậy, chỉ với những bước đơn giản bạn đã có nồi cơm mềm dẻo, thơm ngon với cách nấu cơm bằng bếp từ. Chúc bạn thành công với cách nấu cơm ở trên nhé.