Sony Xperia Z4
Ưu điểm:
– Sử dụng chip xử lý Snapdragon 810
– Khả năng chống nước độc đáo
Nhược điểm:
– Không nhiều điểm mới về thiết kế
– Thời lượng pin không mấy ấn tượng
Motorola Moto X
Ưu điểm:
– Hiệu năng mạnh mẽ
– Khá nhiều tính năng độc đáo và trực quan
– Loa ngoài có chất lượng tốt
– Thiết kế ấn tượng
Nhược điểm:
– Chất lượng hiển thị của màn hình chưa thực sự tốt
– Thời lượng pin chưa cạnh tranh được với các đối thủ
– Camera cùng khả năng chụp ảnh gây thất vọng
So sánh về thiết kế
Nhìn chung, Xperia Z4 không có nhiều điểm khác biệt so với các mẫu smartphone tiền nhiệm. Khi cầm trên tay, chiếc Z4 vẫn tạo cảm giác quen thuộc với tín đồ của Sony. Các chi tiết tạo nên thương hiệu của dòng smartphone Xperia như thiết kế cân bằng Omni-Balance nguyên khối, bo tròn 4 góc, sử dụng vật liệu vỏ nhôm, mặt sau phủ một lớp kính.
So với người tiền nhiệm Z3, chiếc Z4 mỏng hơn và cũng nhẹ hơn. Tuy rằng bạn sẽ khó cảm nhận được sự khác biệt này trong quá trình sử dụng. Xperia Z4 cũng mang đến một cải tiến nhỏ khi chuyển vị trí cổng micro USB xuống mép dưới máy. Các nút cứng của Z4 vẫn giữ nguyên vị trí như những người tiền nhiệm. Tuy nhiên chiếc Z4 vẫn duy trì khả năng chống nước trên thiết bị thông qua hai chứng chỉ mới nhất là IP65 và IP68.
Về phần mình, có thể kể ra điểm nhấn đầu tiên về thiết kế trên Motorola Moto X đó là kiểu dáng và kích thước của nó. Với hai lớp cạnh viền mỏng manh, và độ mỏng thân máy ấn tượng, chiếc Moto X mặc dù có màn hình khá lớn (5.2 inch) nhưng vẫn tỏ ra khá vừa tay và dễ dàng cầm nắm trong quá trình sử dụng.
Và mặc dù nó không có một thiết kế với vỏ kim loại nguyên khối ấn tượng như các HTC One M8, Sony Xperia Z3, hay đơn cử là Bphone trong bài đánh giá, nhưng nhờ một lớp viền kim loại sáng bóng bao quanh rìa ngoài thân máy, chiếc Moto X vẫn làm toát lên vẻ sang trọng của một thiết bị smartphone cao cấp.
Người dùng có thể sẽ dễ dàng liên tưởng lớp viền này với siêu phẩm Nexus 6 mới được cho ra mắt, cũng dễ hiểu thôi vì cả hai thiết bị đều được thiết kế và chế tác bởi nhà sản xuất Motorola. Tuy nhiên có một chi tiết khá độc đáo trên Moto X mà chúng ta khó lòng có thể tìm thấy ở các mẫu smartphone thông thường khác, đó là những tương tác mà người dùng có thể sử dụng chỉ bằng các nút cứng bên ngoài.
So sánh về phần cứng và các tính năng
Có lẽ, phần cứng là lý do duy nhất mà Xperia Z4 được ra đời nhằm mục tiêu cạnh tranh cùng các mẫu smartphone đời mới của năm 2015. Cụ thể, chiếc Z4 được trang bị con chip đời mới nhất hiện nay là Snapdragon 810 với tám lõi 64 bit, cùng 3GB RAM và lõi xử lý đồ họa Adreno 430. Về cơ bản, cấu hình của Xperia Z4 không khác nhiều so với mặt bằng chung smartphone ra mắt trong năm 2015, và cũng không có nhiều nổi bật.
Tuy nhiên, giống như hầu hết các mẫu smartphone sử dụng chip xử lý Snapdragon 810 tính đến thời điểm hiện nay đều bị quá nóng khi sử dụng một thời gian dài. Đây cũng là điểm hạn chế khiến cho nhiều mẫu smartphone bom tấn bỗng nhiên trở thành bom xịt như trường hợp của HTC One M9 hay LG G4.
Về thời lượng pin, Z4 được trang bị pin dung lượng 2900 mAh, giảm xuống một chút khi so sánh với người tiền nhiệm Z3. Tuy nhiên theo Sony, bộ chip xử lý 810 trên Z4 được hỗ trợ công nghệ tiết kiệm pin, nên việc thụt giảm pin so với Z3 không hoàn toàn gây nhiều trở ngại đến quá trình sử dụng máy.
Về phần mình, Motorola Moto X sở hữu màn hình cảm ứng 5.2 inch, lớn hơn một chút so với mức tiêu chuẩn 5 inch của smartphone trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên màn hình lớn này cũng không gây tới quá nhiều trở ngại về kích thước trên chiếc Moto X khi so sánh với các mẫu 5 inch khác, chủ yếu nhờ vào việc Motorola đã thu gọn kích thước của các lớp viền bao quanh thân máy, giống như những gì mà LG đã làm trên hai mẫu smartphone LG G2 và G3.
Kích thước màn hình này cũng mang lại một sự cải tiến lớn khi so sánh với mẫu smartphone tiền nhiệm Moto X vào năm ngoái với chỉ 4.7 inch. Bên cạnh đó, độ phân giải của màn hình cũng được Motorola nâng từ 720p lên 1080p trên mẫu Moto X 2014.
Tuy nhiên điểm nhấn đáng chú ý nhất trên chiếc Moto X đó là nó được trang bị công nghệ hiển thị AMOLED giống như siêu phẩm Galaxy S5 của Samsung (hay còn gọi là Super AMOLED) với độ chân thực hình ảnh ấn tượng. Bên cạnh đó, công nghệ này còn giúp cho Moto X sở hữu số điểm ảnh đáng ngưỡng mộ với 424ppi, cho chất lượng hình ảnh sắc nét.
Với kích thước màn hình lớn cùng số điểm ảnh cao, Moto X dễ dàng làm cho người dùng liên tưởng tới những LG G2, LG G3 cũng với các đặc điểm tương tự, cùng lớp viền mỏng, nhưng thực tế nó còn ấn tượng hơn nhờ vào công nghệ AMOLED Chất lượng hình ảnh trên các mẫu smartphone này cũng được đánh giá cao thuộc vào loại nhất nhì thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, giống như các mẫu OLED khác, màn hình trên Moto X cũng mang lại một độ tương phản ấn tượng, bao gồm cả các gam màu sáng và màu tối. Có thể nhận thấy rõ độ giới hạn điểm đen trên Moto X bằng cách quan sát cách khoảng màu tối khi xem phim hay chơi games, khi mà chúng thực sự “tối” chứ không sáng mờ mờ và xám nhạt như trên các mẫu smartphone màn hình LCD – bao gồm cả những siêu phẩm hiện nay như iPhone 6 Plus. Có thể nói rằng, ở khả năng hiển thị thì Moto X vẫn tỏ ra hơn một bậc so với Bphone.
Tổng quan
Nhìn chung, hai mẫu smartphone tỏ ra khá tương đồng khi so sánh cả về thiết kế và hiệu năng xử lý. Mặt khác, nếu nói về khả năng hiển thị thì Moto X lại đang là người làm tốt hơn, cộng với việc mẫu smartphone này có giá thành rẻ hơn (bản xách tay xấp xỉ 8 triệu đồng). Sony Xperia Z4 mặt khác, lại đang đứng trước hoài nghi về hiệu năng, khi con chip xử lý Snapdragon 810 được cho là dễ bị dính lỗi phần cứng, khiến cho thiết bị nóng và tiêu thụ điện nhiều hơn mức bình thường.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam