Nếu mẹ muốn biết khi nào cần thay bình sữa cho bé thì trước hết cần quan tâm đến việc thay núm ti bình sữa, núm vú là bộ phận cần chú ý thay thế nhiều nhất, dù mẹ dùng bình sữa sau mỗi 4 – 6 tháng hoặc chỉ từ 1 – 3 tháng mà núm ti có dấu hiệu ngả màu, bị lõm, nứt hoặc không ra sữa, ra sữa quá nhiều thì mẹ cần thay núm vú ngay hoặc thay bình sữa khác cho bé.
Dưới đây là những lưu ý mẹ cần biết để thay thế bình sữa mới cho con có chất lượng tốt và không mắc phải những sai lầm khi sử dụng bình sữa bị hỏng cho con có thể khiến bé bị các bệnh tiêu chảy, đường ruột hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do chất liệu bình sữa sau khi sử dụng lâu ngày bị biến chất, thôi nghiễm chất độc hại vào cơ thể bé.
Kinh nghiệm chọn bình sữa phù hợp cho bé
Mẹ nên chọn bình sữa cổ rộng hay bình sữa cổ hẹp thì tốt hơn cho con ? Mẹ có thể chọn loại bình cổ rộng để pha sữa và cọ rửa vệ sinh bình sữa nhanh hơn, vệ sinh hơn. Tuy nhiên với bình sữa cổ hẹp thì lại dễ cầm hơn, mẹ cho bé tự tập cầm bình ti nhanh hơn so với khi dùng bình sữa cổ rộng.
Bình thuỷ tinh hay bình nhựa tốt hơn?
Về độ an toàn và thẩm mỹ thì chiếc bình thủy tinh đều vượt mặt so với bình sữa nhựa. Điều này là do bình thủy tinh không có chứa các hóa chất thôi nhiễm ra khỏi bình, đồng thời khi chứa sữa trông nó cũng thẩm mỹ cao hơn. Bình sữa thủy tinh chỉ có nhược điểm là dễ vỡ và nặng hơn bình nhựa. Khi trẻ cầm bình thì có thể đổi sang bình nhựa nếu mẹ đang sử dụng bình thủy tinh trước đó để tránh nguy hiểm khi bé làm rơi vỡ.
Bình sữa nhựa khi mua chúng ta cần chú ý: chọn bình sữa làm từ nhựa an toàn, không chứa chất BPA (bisphenol-A) – một loại hoá chất nhân tạo dùng để sản xuất nhựa PC (polycarbonate). BPA làm cho hệ sinh dục và não của động vật sơ sinh phát triển bất thường. Chỉ cần một liều nhỏ BPA cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự lên bào thai người và trẻ nhỏ.
Dung tích bình sữa
Bình sữa lớn sẽ chứa được lượng sữa đủ cho bé khi lớn mà không phải thay bình mới khi nhu cầu của bé tăng lên. Tuy nhiên khi cho bé bú thì một chiếc bình nhỏ sẽ giúp hạn chế không khí vào miệng bé gây đầy hơi.
Khi nào nên thay bình sữa cho bé?
- Thông thường từ 4-6 tháng nên thay bình bú cho con một lần. Nếu bạn sử dụng loại chai có hoá chất bisphenol A (BPA), hãy chắc chắn rằng sẽ vứt bỏ nó sau 6 tháng, lời nhắc nhở này cũng sẽ được đề cập trên nhãn mác của chai.
- Còn nếu bạn sử dụng chai không có BPA thì trong vòng ba tháng đã cần phải thay nó rồi.
- Nếu bạn thấy bất kỳ vết nứt, rò rỉ hoặc chip trên chai thì cần vứt nó đi ngay lập tức.
- Chai bị đổi màu cũng là một dấu hiệu bất thường.
- Nếu bạn sử dụng chai thủy tinh, cần phải kiểm tra kĩ trước khi sử dụng. Chỉ cần một vết xước hay vết lõm ở chai đều có thể là nguy hiểm cho bé.
Bao lâu thì thay núm vú cho bé?
- Thay đổi núm ti bình sữa quan trọng hơn thay bình. Trung bình 1-2 tháng bạn đã phải thay núm vú rồi.
- Thay núm vú ngay lập tức nếu bạn quan sát bất kỳ sự đổi màu hoặc núm vú bị mỏng đi. Nếu núm vú bị thủng 1 lỗ nhỏ có thể khiến sữa ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng nghẹt thở ở trẻ sơ sinh.
- Nếu chiếc núm vú không phù hợp với chiếc bình thì bạn cũng nên thay nó ngay.
Lưu ý
- Nếu con bạn mới bắt đầu cai sữa, nên cho bé ăn từng ngụm nhỏ bằng cốc hoặc thìa ăn.
- Đừng bao giờ để cho bé bú bình trở thành một thói quen, như thế sẽ khó thay đổi về sau này.
- Nếu bé nhà bạn không thỏa hiệp việc bú bình thì cũng không nên ép con. Thay vào đó, hãy dùng cốc, thìa để cho con uống. rồi dần dần sau đó bạn mới chuyển sang bú bình.