Những điều cần lưu ý trước khi bỏ tiền mua sắm máy ảnh

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Máy ảnh là thiết bị số có giá trị không hề nhỏ bởi vậy trước khi mua sắm bạn cần tính toán thật kỹ lưỡng, tránh việc mua về không phù hợp rồi lại bán đi mua máy khác.

Nên mua loại máy ảnh nào?

Hầu như bất cứ ai chân ướt chân ráo bước vào nghề chụp ảnh đều có chung câu hỏi như vậy và đáp án thường là từ gợi ý của những người đi trước. Tuy nhiên, thực sự thì sẽ không bao giờ có câu trả lời nào chính xác nhất cho bạn cả, mọi thứ chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi dù người khuyên bạn có chuyên nghiệp cỡ nào đi chăng nữa. Đáp án chính xác nhất vẫn nằm ở chính bạn.

Hãy nghiền ngẫm thật kỹ hai vấn đề này: nhu cầu chụp ảnh của bạn là gì? Số tiền dự chi bao nhiêu? Khi đã có định hướng rõ ràng thì chính bạn cũng có thể quyết định được nên mua máy ảnh nào. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là lời khuyên dành cho những người ít tiền, với những người hầu bao rủng rỉnh thì không cần phức tạp đến thế, cứ máy ảnh nào đắt nhất, xịn nhất thì mua thôi.

Nên mua ống kính nào?

Cũng giống như máy ảnh, ống kính rất đắt đỏ thế cho nên việc mua sắm cần được thực hiện một cách nghiêm túc và có suy tính kỹ càng. Trước khi mua, hãy chắc chắn bạn đã có đáp án cho những câu hỏi sau:

  • Mình cần tiêu cự hay dải tiêu cự nào?
  • Mình cần khẩu độ lớn nhất là bao nhiêu?
  • Ống kính có chống rung hay không?
  • Mức độ chất lượng hình ảnh?
  • Khả năng AF nhanh và chính xác?
  • Khoảng cách lấy nét gần?
  • Tại sao mình cần ống kính đó?

Từ những câu hỏi trên bạn sẽ có được định hướng mua sắm ống kính cho mình. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý là các thương hiệu ống kính khác nhau thì dù có chung tiêu cự hay cùng dải zoom nhưng vẫn có sự khác biệt, bạn cần phân biệt rõ chúng để có sự lựa chọn chính xác nhất.

Lấy một ví dụ như sau. Chẳng hạn lens Canon 35mm f/1.4 L tức là ống 35mm f/1.4 đời đầu, được đánh giá là kém hơn so với lens Sigma Art 35mm f/1.4 về cả chất lượng quang học lẫn chi tiết, giá cả. Thế nhưng ống Canon 35mm f/1.4 II thì chất lượng quang học lại tốt hơn và giá cũng cao hơn. Do đó khi so sánh ống kính bạn cần lưu ý những điểm sau để có cái nhìn chính xác hơn:

  • Hệ thống motor lấy nét và mức độ lấy nét chính xác
  • Chất lượng quang học của ống kính:Chất lượng thân ống
  • Độ sắc nét
  • Tối góc
  • Quang sai màu
  • Biến dạng hình
  • Một số thông số về thấu kính, lá khẩu, filter…
  • Giá cả hợp lý

Về cơ bản thì bạn vẫn có thể tự đưa ra quyết định cho chính mình. Trên các diễn đàn nhiếp ảnh có rất nhiều bài tổng hợp kiến thức về ống kính, hiệu ứng mỗi loại ống kính, mục đích sử dụng…, bạn có thể tham khảo và sàng lọc thông tin mình cần nhất. Cũng như máy ảnh, trừ khi điều kiện tài chính không cho phép, nếu không bạn cứ ống đắt tiền nhất mà mua.

Ống kính nào tốt nhất cho nhu cầu công việc hoặc mục đích cụ thể?

Sở hữu máy ảnh rồi thì chuyện tiếp theo bạn cần tính đến là sắm ống kính. Một chiếc máy ảnh tốt chưa đủ để bạn trở thành tay chuyên mà còn phải nhờ ống kính nữa.

Trên các diễn đàn nhiếp ảnh thường xuyên có những bài viết thắc mắc từ người mới chơi như ống kính nào chụp chân dung xóa phông tốt, ống kính nào chụp phong cảnh tốt… Nhưng có một thực tế rằng bạn không thể cho rằng một ống kính luôn nhất định tốt cho việc này hay xấu cho việc khác. Tất cả phụ thuộc vào người chụp, ý tưởng, ý đồ, không gian bối cảnh hay tình huống cụ thể. Bạn không thể mua ống kính giống một người khác trong khi ý đồ và nhu cầu của bạn khác biệt.

Ống kính tốt nhất cho một tình huống cụ thể là ống kính mà bạn cảm thấy nó có thể thực hiện hoàn hảo công việc của bạn dù cho người khác đánh giá là không phù hợp. Chính bạn là người quyết định ống kính nào thích hợp nhất với công việc của mình.

Dĩ nhiên là trước đó bạn cũng phải tìm hiểu về ống kính trước đã, khi đã nắm vững các thông số và nguyên lý hoạt động của ống kính rồi thì hãy vận dụng chúng để sáng tạo ra nước ảnh của riêng bạn.

Có máy ảnh, ống kính rồi thì làm gì tiếp theo?

Dĩ nhiên là bạn sẽ phải học làm chủ thiết bị rồi. Nhiếp ảnh gia lừng danh Henri Cartier-Bresson từng nói: “10.000 bức ảnh đầu tiên của bạn sẽ tồi tệ nhất với bạn”. Từ đó, ông cho rằng phải cần nhiều thời gian thực hành hơn thì bạn mới cho ra những bức ảnh có thể gọi là ‘tác phẩm’.

Bạn sẽ cần thực hành về sắp xếp bố cục, thực hành các chế độ chụp trên máy, làm sao để hình ảnh sắc nét hơn trong mọi tình huống, thành thạo nhuần nhuyễn trong các thao tác…

Đó là cách nguyên thủy nhất để tay nghề của bạn đi lên. Ngoài ra có một cách khác để bạn lên trình không kém đó là xem ảnh đẹp của người khác và bắt chước lại. Nếu bạn thấy một bức ảnh nào đẹp thì hãy tìm hiểu tại sao họ có thể chụp được như vậy. Quá trình tìm hiểu đó cũng là cách để bạn nâng cấp trình độ của mình. Dần dà rồi bạn sẽ nhận thấy sự tiến bộ của bản thân ngay thôi.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!