Những nguyên nhân chính dẫn đến laptop chạy chậm

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Vào một ngày đẹp trời laptop của bạn bỗng chạy rất chậm, làm việc gì cũng 'ì ạch' và bạn thắc mắc không hiểu tại sao. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến laptop chạy chậm.

Laptop đã quá cũ

Tuổi thọ của những chiếc laptop thường không cao hơn các thiết bị máy tính để bàn, việc sử dụng một hệ thống máy tính xách tay đã quá lâu chắc chắn sẽ dẫn đến những vấn đề như phần cứng lỗi thời và xuống cấp theo thời gian. Giống như một cơ thể người, khi đã vượt quá giới hạn, các phần cứng này sẽ trở nên “rệu rã” và không đủ khả năng đảm bảo nhu cầu sử dụng nữa.

Laptop không được bảo hành định kỳ

Việc đảm bảo một máy tính xách tay hoạt động trơn tru không thể thiếu khâu bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống định kỳ. Khác với máy tính để bàn được trang bị case máy để chứa linh kiện cũng như che chắn khỏi bụi và những tác động của môi trường, các máy laptop chỉ có một lớp vỏ được làm bằng nhựa hoặc kim loại tổng hợp để bảo vệ phần cứng bên trong, Hơn nữa, với kích thước khiêm tốn, laptop không thể đảm bảo một hệ thống vệ sinh và tản nhiệt như các máy tính để bàn. Việc laptop trở nên ” ì ạch” khi sử dụng có thể do các tác nhân dưới đây:

  • Quạt tản nhiệt và keo tản nhiệt hoạt động kém hiệu quả.
  • Bụi bay vào trong khung máy khiến cho máy không thoát được nhiệt.
  • Quạt tản nhiệt bị kẹt hoặc bị bít khiến cho quạt không thể thổi gió làm mát laptop

Ổ cứng bị phân mảnh

Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu và truy cập dữ liệu chính của laptop. Một khi ổ cứng bị đầy, không đủ ung lượng lưu trữ thì sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy. Có hai loại vấn đề với ổ ứng thường gây ra vấn đề làm chậm máy, đó là việc ổ cứng bì đầy hoặc ổ cứng bị phân mảnh. Trong khi phân mảnh ổ cứng là hiện tượng dữ liệu bị phân tán không theo thứ tự. Điều này có nghĩa, sau một thời gian sử dụng thì các dữ liệu trên ổ đĩa cứng không được sắp xếp một cách hợp lý và khi muốn sử dụng các dữ liệu này, hệ thống sẽ mất nhiều thời gian để tìm và truy xuất ra các dữ liệu đó cho bạn. Việc mất thời gian tìm và truy xuất dữ liệu khiến cho hệ thống liên tục phải lặp đi lặp lại một tác vụ, làm giảm hiệu năng sử dụng. Chống phân mảnh ổ cứng bằng việc sắp xếp dữ liệu trong các folder nhất định, tránh việc để nhiều loại file với nhiều đuôi trên cùng một khu vực ổ cứng.

Còn khi ổ cứng đầy là khi ổ cứng đã gần hết dung lượng sử dụng cho phép. Có nhiều lý do để chừa lại dung lượng trống trên ổ cứng. Nếu ổ cứng của bạn đầy, bạn không thể lưu file mới trên máy hoặc tải bất kì cái gì, kể cả bản cập nhật Windows. Các chương trình thường cần tạo file tạm, vì thế sẽ gây ra lỗi. Nếu bạn mở rất nhiều chương trình và cần thêm bộ nhớ, file paging của Windows sẽ ngày càng lớn – nhưng không còn chỗ để file phình ra nữa và chương trình sẽ báo lỗi hoặc là không chạy được. Ở cả hai phân vùng của ổ cứng, người dùng nên chừa lại một khoảng từ 20-25% tổng dung lượng để dự phòng, vừa có thể đảm bảo hệ thống không bị chậm hoặc tạo ra lỗi. Còn nếu bỗng nhiên ổ cứng bị đầy lên mặc dù bạn không cài thêm một chương trình nào thì có nhiều khả năng hệ thống đã bị nhiễm virus.

Nhiều chương trình chạy cùng lúc

Một trong những thủ phạm tạo ra việc máy chạy chậm là các ứng dụng không cần thiết chạy khi khởi động máy. Các máy tính hiện đại có nhiều tính năng tiết kiệm pin hiệu quả, nhưng chúng chỉ có thể làm thế nếu các ứng dụng không được mở quá nhiều. Những ứng dụng không cần thiết không chỉ ngốn pin mà còn làm toàn bộ hệ thống chạy chậm lại và khiến cho toàn bộ hệ thống trở nên rệu rã khi lúc nào cũng phải xử lý một lượng lớn tác vụ như vậy.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop