Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chiếc laptop của bạn hoạt động chậm chạp và dưới đây sẽ là những nguyên nhân phổ biến nhất để bạn có thể tham khảo và khắc phục với chiếc laptop của mình.
Do cấu hình của laptop
Mỗi chiếc laptop sẽ có một cấu hình nhất định
Cấu hình ảnh hưởng đến khá nhiều hiệu suất làm việc của laptop. Có thể lúc mới mua về bạn chưa nhận thấy điều này, nhưng sau thời gian sử dụng một phần nhu cầu làm việc và giải trí tăng cao hoặc lâu hơn có thể cấu hình trở lên lỗi thời thì laptop rất hay rơi vào tình trạng hoạt động ì ạch.
Giải pháp: Khi chọn mua laptop bạn nên hoạch định trước nhu cầu sử dụng của mình với công việc và chạy các ứng dụng nào để có thể chọn được một chiếc laptop cấu hình mạnh mẽ hơn. Còn với laptop bạn đang sử dụng thì bạn có thể nâng cấp cấu hình của máy lên để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Laptop bị nhiễm virus
Virus là mối đe họa hàng đầu từ bên ngoài đến chiếc laptop của bạn, khi máy đã bị nhiễm viruts thì tình trạng sẽ ngày càng thê thảm hơn. Một số dấu hiệu nhận biết chiếc máy tính của bạn đang bị dính Virus như: khi sử dụng trình duyệt lướt web thì có rất nhiều quảng cáo chi chít xuất hiện và việc xóa các quảng cáo này khỏi máy tính cũng là vấn đề khá nan giải, hay có thể bạn đã từng gặp tình trạng máy tính bị nhiễm Virus tạo Shortcut khi cắm USB vào máy tính… và đây là một trong những nguyên nhân khiến máy tính của bạn chạy chậm.
Giải pháp giúp chiếc máy tính xách tay của bạn luôn trong trạng thái an toàn là hãy tự bảo vệ mình bằng cách không click vào các đường link và download các ứng dụng lạ. Sử dụng các phần mềm diệt Virus để quét thường xuyên.
Ổ cứng bị phân mảnh
Những laptop sử dụng lâu ngày và dùng loại ổ cứng HDD thì chắc chắn sẽ gặp trường hợp ổ cứng bị phân mảnh, nguyên nhân dẫn đến việc phân mảnh ổ cứng chủ yếu là do trong quá trình sử dụng chúng ta thường xuyên thực hiện các thao tác ghi và xóa dữ liệu, gỡ bỏ phần mềm. Hậu quả của việc máy tính bị phân mảnh ổ cứng khiến cho tốc độ đọc ghi dữ liệu bị chậm dẫn đến làm giảm hiệu năng hoạt động của máy.
Giải pháp cho vấn đề này, bạn có thể sử dụng các công cụ như Disk Defragmenter được tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows, hay bạn có thể cài đặt các phần mềm từ bên thứ ba khác có thể là Defraggler, Smartdefrag cũng là những lựa chọn không hề tồi chút nào.
Máy quá nóng
Sử dụng laptop cả ngày khiến máy trở nên chậm chạp
Laptop sử dụng liên tục với hiệu suất cao hay lâu ngày không được vệ sinh chính là một tỏng những nguyên nhân khiến cho máy bị nóng lên nhanh chóng.
Giải pháp: Để giúp máy tính tản nhiệt tốt hơn, bạn nên kê cao máy hoặc trang bị thêm phụ kiện quạt tản nhiệt cho máy nếu sử dụng lâu. Tạo thói quen vệ sinh bên trong máy ít nhất 4 đến 5 tháng một lần, bạn có thể tự vệ sinh ở nhà hoặc mang ra các trung tâm bảo hành hay tiệm sửa chữa để các nhân viên kỹ thuật vệ sinh máy giúp bạn.
Có quá nhiều ứng dụng chạy ngầm
Một trong những nguyên nhân khá phổ biến là việc máy tính xách tay chạy quá nhiều ứng dụng cùng lúc, đặc biệt là khi khởi động có nhiều ứng dụng chạy kèm theo windows. Các phần mềm thường được các nhà phát hành cài đặt mặc định khởi động cùng với hệ điều hành, việc này giúp bạn khỏi mất công phải mở các phần mềm này song không phải ứng dụng nào bạn cũng sử dụng thường xuyên, thế nên nếu nhiều ứng dụng được mở sẽ khiến máy tính khởi động lâu hơn, chiếm nhiều bộ nhớ RAM máy tínhhơn.
Giải pháp: Bạn nên bạn hãy tắt các ứng dụng không sử dụng thường xuyên khỏi máy nó vừa giúp máy tính bạn chạy hiệu quả hơn, vừa giúp giải phóng lượng RAM dành cho các ứng dụng khác chạy.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến khiến laptop của bạn hoạt động chậm chạp, hi vọng bạn có thể giúp cho máy tính làm việc mượt mà hơn.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam