Những “tuyệt chiêu” cần biết khi mua điện thoại cũ

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Việc sử dụng điện thoại “secondhand” giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí, nếu không dùng nữa bán lại cũng không mất giá. Vậy người mua cần có những kinh nghiệm gì khi sắm cho mình chiếc điện thoại đã qua sử dụng.

Rẻ là yếu tố hàng đầu để người tiêu dùng khi quyết định mua điện thoại cũ. Giá của 1 chiếc điện thoại đã qua sử dụng không cố định, phụ thuộc nhiều vào khả năng “làm giá” của người bán và sự am hiểu của người mua. Khi mua điện thoại cũ, khách hàng nên tiến hành 1 số bước kiểm tra các bộ phận, so sánh thông số trên phiếu bảo hành và máy, số IMEI, tem dán còn nguyên hay không… để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng bị “luộc”, hàng dựng.

Xem máy bung hay chưa?

Đây là vấn đề quan trọng nhất khi mua máy cũ. Đa phần lúc nào người bán cũng nói hàng của mình chưa bung. Khi đó người dùng nên kiểm tra độ sắc nét của ốc vít, mở vỏ mặt trước của máy ra để kiểm tra các ốc vít trên board mạch chủ và cả bàn phím. Nếu máy còn “zin”, cạnh trong của các con ốc đều rất sắc nét và không có vết xước.Nếu máy bị bung, không có tay thợ nào cao thủ đến mức tháo ốc mà không bị trầy, đây là điểm dễ nhận biết nhất.

Kiểm tra những tem dán trên thân máy xem có bị dán đè tem khác lên hay không. Thông thường các nhà phân phối chỉ dán 1 tem nhỏ lên ốc hoặc thân máy. Vì thế cần lưu ý với những chiếc điện thoại được dán tem kín 4 góc, bởi cách này thường được sử dụng để tránh trường hợp người mua có thể kiểm tra ốc vít.

Kiểm tra pin và sạc

Người mua nên tháo pin ra, đặt trên mặt bàn phẳng, tốt nhất là mặt kính xem pin có bị cong hay phù không. Cả hai trường hợp trên cho thấy pin sắp hỏng. Ngoài ra, nên sạc pin trong khoảng 10-15 phút để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ. Nếu có hiện tượng nóng máy và chập thì máy không còn tốt nữa.Kiểm tra chân đồng tiếp xúc pin, đa số pin “xịn” thì màu đồng này hơi mờ chứ không sáng bóng.

Anh Tuấn người có kinh nhiều năm trong ngành hàng phụ kiện của thegioididong.com cho biết, mặt sau pin có dòng chữ “Made in China” có chất lượng tốt hơn. Các loại pin khác như “Made in Japan” phần lớn là hàng có nguồn gốc không rõ ràng và chất lượng cũng chỉ bình thường.

Kiểm tra chức năng nghe gọi.

Bằng cách gọi điện trong 1 vài phút để nghe, nói có rõ, có bị rè hay không. Làm như vậy cũng là để kiểm tra xem máy có bị sụt nguồn đột ngột hay mất sóng giữa chừng không.Nên sử dụng tối thiểu khoảng 3 loại SIM của các mạng khác nhau như: MobiFone, VinaPhone, Viettel… để chắc rằng máy có thể sử dụng tốt ở các mạng này. Rất nhiều trường hợp người mua bị lầm nhưng không hề hay biết rằng máy gặp tình trạng chỉ có thể nghe gọi tốt đối với 1 mạng cụ thể.

Kiểm tra chế độ rung của điện thoại khi nhận cuộc gọi và tin nhắn. Một số tình trạng hay gặp như máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn…

Tính năng và phần cứng.

Khi mua máy cũ, nên để ý các chức năng có trên điện thoại cho dù ít khi sử dụng đến như Bluetooth, Wifi, camera sai màu hoặc không thể chụp, mất chức năng GPS, không thể kết nối với máy tính… Những chức năng này có thể đôi khi không cần thiết đối với vài người nhưng nó cũng cho biết phần nào tình trạng của chiếc điện thoại dự định mua.

Đa số người mua thường quên không kiểm tra các kết nối cơ bản của máy như cắm sạc, tai nghe, cáp kết nối… Có rất nhiều trường hợp máy mua về rồi mới biết thiết bị không thể sạc hay sử dụng tai nghe được.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, người mua nên đến chỗ quen biết hoặc những cửa hàng uy tín có tên tuổi trên thị trường. Mặt khác, khách hàng nên đòi hỏi thời gian bảo hành ít nhất 1 tháng trở lên để xác định được chất lượng máy.

Một số mã test máy cần nhớ

Nokia:* Mã xem phiên bản phần mềm: *#0000#.

* Mã để kiểm tra thông tin máy (bao gồm số Imei, ngày sản xuất điện thoại, ngày sửa chữa cuối cùng): *#92702689#.

* Mã khôi phục lại cài đặt mặc định của nhà sản xuất: *#7780#. Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật (wallet) được bảo vệ bằng mật khẩu (wallet code). Nếu quên wallet code, bạn vẫn có thể xóa toàn bộ dữ liệu lưu trữ thông qua phím: *#7370925538#.

Samsung:

* Mã kiểm tra Imei: *#06#

* Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#.

* Mã thử chế độ rung: *#9998*842#.

* Mã kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998 *228#.

* Mã chuyển menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SEND.

Sony Ericsson:

* Mã kiểm tra Imei: *#06#

* Để kiểm tra phiên bản phần mềm, bỏ simcard rồi bấm: *#7353273#.

Motorola:

* Mã kiểm tra Imei: *#06#

Mã bảo vệ mặc định của các loại máy:

Khi máy bị khóa và yêu cầu nhập mã bảo vệ, nếu không thay đổi user codem, bạn hãy thử nhập các số user code mặc định, gồm: Nokia: 12345; Motorola: 1234; Samsung: 0000; Sony Ericsson: 0000; Siemens: 0000.

Tin tức về Điện thoại di động

Đánh giá điện thoại Xiaomi 15: Tốt toàn diện nhưng chưa "đỉnh" nhất!

Đánh giá điện thoại Xiaomi 15: Tốt toàn diện nhưng chưa "đỉnh" nhất!

Mẫu flagship được Xiaomi đưa tới những trang bị hàng đầu thị trường hiện nay tuy nhiên với mức giá bán không hề rẻ thì với những gì được tích hợp Xiaomi 15 có là lựa chọn đáng tiền không. Cùng chúng tôi đánh giá chi tiết điện thoại Xiaomi 15 trong bài viết sau đây.
Trên tay phiên bản Phone 14 màu xanh hot hit 2022!

Trên tay phiên bản Phone 14 màu xanh hot hit 2022!

iPhone 14 màu xanh năm nay chắc chắn sẽ là phiên bản được “nhòm ngó” nhiều bởi chính màu xanh nền nã này. Cùng mình trên tay iPhone 14 màu xanh với một vài cảm nhận ban đầu nhé!
CỰC NÓNG: Redmi Note 14 5G sắp được phân phối chính hãng tại Việt Nam, bất ngờ với giá bán!

CỰC NÓNG: Redmi Note 14 5G sắp được phân phối chính hãng tại Việt Nam, bất ngờ với giá bán!

Việc Xiaomi chỉ phân phối điện thoại Xiaomi Redmi Note 14 4G chính hãng tại thị trường Việt Nam khiến nhiều khách hàng rất tiếc nuối bởi hãng đã có phân phối Redmi Note 14 5G tại thị trường nội địa Trung. Tuy nhiên với các thông tin mới nhất thì rất có thể bản 5G sẽ sớm bán chính hãng tại Việt Nam.