Theo một nghiên cứu mới đây, vi-rút gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) đã được tìm thấy ở loài dơi ở Ả-rập Xê-út. Điều làm giới khoa học lo ngại đó chính là vi-rút trong loài dơi được tìm thấy giống 100% với vi-rút MERS gặp ở người. Điều này có nghĩa là không chỉ lạc đà có khả năng nhiễm bệnh cho người mà dơi cũng là loại động vật nguy hiểm có thể lây virut Mers-Cov.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách lấy mẫu từ loài dơi sống cách nhà của người đầu tiên bị nhiễm MERS tại Ả-rập Xê-út khoảng 7 dặm. Họ cho biết vi-rút được tìm thấy trong một loài dơi giống 100% với vi-rút MERS gặp ở người. Còn nhớ, dơi cũng chính là một trong số những tác nhân gây nên bệnh dịch Ebola năm 2014 tại châu Phi vừa qua, căn bệnh khiến cả thế giới kinh sợ.
Tiến sĩ W. Ian Lipkin, giám đốc Trung tâm Truyền nhiễm và miễn dịch tại Trường Y tế công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia cho biết: “Đã có một vài báo cáo về việc tìm kiếm các vi-rút giống MERS ở động vật. Tuy nhiên, không thấy có mối liên quan về mặt di truyền. Trong trường hợp này, chúng tôi thấy vi-rút trong một loài động vật giống với vi-rút được tìm thấy ở người đầu tiên nhiễm bệnh. Quan trọng hơn, nó đến từ các vùng lân cận của ca bệnh đầu tiên.”
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, MERS lần đầu tiên xuất hiện ở Ả-rập Xê-út vào tháng 9 năm 2012. Đến nay MERS đã ảnh hưởng đến trên 17 quốc gia, trong đó có Pháp, Malaysia, Qatar, Anh và Mỹ, Hàn Quốc. Tính đến nay đã có gần 600 trường hợp nhiễm vi-rút MERS-CoV đã được báo cáo, khoảng 150 người đã chết vì căn bệnh này.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng con dơi được biết như những hồ chứa các loại vi-rút khác có thể lây nhiễm cho người, bao gồm bệnh dại, bệnh SARS. Những căn bệnh này đã khiến cho hơn 8.000 người mắc bệnh và gần 800 người ở Đông Nam Á tử vong trong năm 2002 và 2003.
Mặc dù con người thường không tiếp xúc với loài dơi, tuy nhiên các nhà nghiên cứu nghi ngờ dơi có thể lây nhiễm bệnh sang các động vật khác, từ đó gây bệnh cho người. Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ tiếp tục tìm kiếm vi-rút từ động vật nuôi cũng như các động vật hoang dã tại vùng này để có thể khẳng định về nguyên nhân lây nhiễm của dịch bệnh nguy hiểm Mers-Cov đang bùng phát.
Một nghiên cứu được công bố hồi đầu tháng 8/2013 cho thấy lạc đà ở Oman, một quốc gia thuộc bán đảo Ả-rập, đã có các kháng thể chống lại vi-rút MERS. Điều này cho thấy loài lạc đà này đã từng bị nhiễm vi-rút MERS trong quá khứ, hoặc một loại vi-rút tương tự. Tuy nhiên, các nhà vẫn chưa tìm thấy loại vi-rút thực tế trong loài động vật này.
Như vậy, cho đến nay, câu hỏi về cách lây truyền virut Mers-Cov cho người vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải chính xác, tuy nhiên lại có rất nhiều nghi ngờ. Trong lúc dịch bệnh đang hoành hành và gây nguy hiểm cho loài người, tốt nhất các cá nhân tập thể hãy tự tìm cách bảo vệ mình.
Hương Giang
Tổng hợp
Websosanh.vn – website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam