Smartphone có thể chạy lâu hơn 30% bằng cách tận dụng sóng Radio

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Vấn đề về pin trên smartphone có thể được cải thiện, bởi các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra cách tạo ra một thiết bị có khả năng gia tăng thời lượng pin tới hơn 30% bằng cách chỉ sử dụng sóng radio trên chính nó

Drawing on their own radio signal, smartphones could get considerably longer battery life

Vấn đề về pin cũng như thời lượng sử dụng trên các thiết bị di động vẫn luôn là một vấn đề đau đầu với cả người dùng lẫn các nhà sản xuất. Những thiết bị smartphone, máy tính bảng hiện nay ít nhất phải có đôi chút cải thiện về thời lượng pin thì mới mong thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng.

Liên quan đến vấn đề này, các nhà khoa học từ nhiều năm trước đây đã tìm hiểu ra cách để gia tăng thời lượng pin trên các thiết bị di động bằng cách mượn tạm điện năng từ các nguồn năng lượng có sẵn xung quanh, điển hình là sóng radio. Tuy nhiên, phương thức này vốn chỉ được áp dụng với những linh kiện có kích thước nhỏ như bộ cảm biến không dây.

Giờ đây, mọi vấn đề về pin trên smartphone có thể được cải thiện, bởi các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra cách tạo ra một thiết bị có khả năng gia tăng thời lượng pin tới hơn 30% bằng cách chỉ sử dụng sóng radio trên chính nó.

Cụ thể, công nghệ mới này được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Bang Ohio, Mỹ, dẫn đầu bởi Giáo sư Chi-Chih Chen. Ông chỉ ra rằng, chìa khóa của hệ thống này là việc thu hoạch và sử dụng sóng radio ngay từ vị trí chúng được phát ra, và vẫn còn khỏe. Hệ thống này được thiết kế để có thể lắp đặt vào bên trong vỏ của smartphone hoặc máy tính bảng, hoạt động bằng cách phân tích và xử lý bộ phận của tín hiệu radio, thay vì việc lãng phí nguồn năng lượng quý giá này.

Giáo sư Chi-Chih Chen cho biết, mặc dù hệ thống tiếp nhận sóng radio chưa qua sử dụng, nhưng sẽ không có tổn thất hay vấn đề gì trong việc truyền tải dữ liệu hay chất lượng âm thanh. Bởi thực chất sóng radio này chỉ là một dạng tần số cao của dòng điện xoay chiều. Sau khi được chuyển hóa bởi hệ thống, nó sẽ được chuyển đổi sang DC và được sử dụng để sạc pin.

Được biết, công nghệ này hiện đang được tài trợ kinh phí nghiên cứu và địa điểm bởi một hệ thống công ty tư nhân có tên Nikola Labs. Theo ước tính ban đầu, chi phí của một hệ thống sạc pin này sẽ tiêu tốn khoảng 100 USD. Các nhà nghiên cứu hiện vẫn đang tìm đối tác để có thể gắn liền hệ thống này lên trên smartphone ngay trong quá trình sản xuất.

Nguyễn Nguyễn

Theo Gizmag

Tin tức về Điện thoại di động