Sơ đồ điện máy lọc nước RO, nguyên lý hoạt động và lưu ý khi mua

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Công nghệ lọc nước RO là công nghệ lọc thẩm thấu ngược tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ này giúp lọc các nguồn nước máy, vi khuẩn, khử mùi nước… Sau khi lọc, nước đạt độ tinh khiết, có vị ngọt tự nhiên. Để hiểu rõ hơn về máy lọc nước sử dụng công nghệ RO hoạt động thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu nguyên lý, sơ đồ điện máy lọc nước, cấu tạo và các bước lắp đặt trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO

Đặc điểm của công nghệ RO chính là sử dụng màng lọc siêu thẩm thấu ngược RO. Dựa vào sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra, công nghệ RO (Reverse Osmosis) là quá trình đẩy nước qua các lõi lọc, theo các cấp độ từ thô đến tinh. Trong quá trình dòng chảy qua các màng lọc trong các lõi lọc, nước sẽ được loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, ion kim loại nặng, vi sinh vật, vi khuẩn. Trước khi đến với sơ đồ điện của máy lọc nước RO ta sẽ tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nó:

Sơ đồ hoạt động của máy lọc nước RO

 

Sơ đồ hoạt động của máy lọc nước RO.
Sơ đồ hoạt động của máy lọc nước RO.

 

Nước nguồn được đi vào máy qua bộ khóa. Nước sẽ vào cột lọc số 1, lõi lọc của cột này có cấu tạo từ sợi thô PP, các khe hở có kích thước 5 Micromet, giúp ngăn chặn tạp chất > 5 Micromet đi qua.

Tiếp theo nước đã được lọc qua cột 1 sẽ được hút sang cột 2. Lõi lọc cột 2 có chứa than hoạt tính giúp loại bỏ ion kim loại nặng, tạp chất hữu cơ, chất tẩy, thuốc trừ sâu, và các chất độc hại khác. Lõi lọc này có chứa Cation – chất khử độ cứng của nước nhằm bảo vệ màng R.O và làm nước có vị ngọt tự nhiên.

Khi nước được hút sang cột lọc số 3. Lõi lọc tại đây được cấu tạo bởi sợi PP có khe hở 1 micron sẽ giúp thanh lọc nốt những tạp chất có kích thước > 1 micron.

Sau khi qua 3 cột lọc nước sẽ được đẩy sang màng lọc RO. Màng lọc này được sản xuất tại Mỹ hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược, chịu được áp lực cao và có khe hở cực nhỏ 0.0001 Micron. Tại đây, 2 phần nước được tách chia gồm nước tinh khiết sẽ được đi qua màng RO còn lại sẽ được dẫn qua van thải và thải ra ngoài. Bộ phận này có công dụng loại bỏ hoàn toàn các chất rắn, khí hòa tan trong nước, các ion kim loại, vi sinh vật, vi khuẩn, các chất hữu cơ làm cho nước trở lên hoàn toàn tinh khiết, đây là bộ phận quan trọng nhất của cả hệ thống và cũng là phụ kiện quan trọng của máy lọc nước.

Cuối cùng sau khi qua màng lọc RO nước sẽ được dẫn tới lõi lọc Cacbon CL T33.  Lõi lọc chứa thành phần Cacbon này sẽ diệt khuẩn, loại bỏ màu, làm mềm và cân bằng độ PH trong nước.

2. Giới thiệu về sơ đồ điện máy lọc nước

Nhìn chung các máy lọc nước sẽ có sơ đồ điện tương tự nhau, hình ảnh dưới đây sẽ là sơ đồ mạch điện của máy lọc nước RO. Hệ thống điện sẽ giúp máy lọc nước RO hoạt động 1 cách tự động, tạo lưu lượng và áp suất đủ lớn để đưa nước đi qua các lõi lọc.

 

Sơ đồ điện máy lọc nước RO.
Sơ đồ điện máy lọc nước RO.

 

Cấu tạo của sơ đồ điện máy lọc nước

  • Bơm để hút nước từ nguồn lên hệ thống
  • Van điện để bật mở hệ thống
  • Van cao áp để đẩy nước vào bộ lọc nước RO
  • Van áp thấp để hỗ trợ tạo áp suất đẩy nước trong hệ thống

Các bước thực hiện lắp đặt máy lọc nước RO sau khi có sơ đồ điện máy lọc nước

Sau khi đã có sơ đồ mạch điện cũng như sơ đồ lắp ráp của máy lọc nước RO, chúng ta tiến hành lắp đặt theo những nước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước đầu vào bảo đảm cung cấp nước liên tục, kiểm tra các dụng cụ tiến hành lắp đặt máy lọc nước RO. Nối bể chứa với máy lọc bằng ống nước. Lắp thêm một van khóa để điều chỉnh lượng nước.

Bước 2: Đặt ba lõi lọc số 1, 2, 3 đặt vào đúng vị trí trong tủ, sử dụng dụng cụ vặn để cố định hai lõi 2 và 3 còn lõi 1 thì vặn vừa tay.

Bước 3 : Nối dây RO với đầu vào của lõi số 1. Quấn bằng tay, xiết chặt các ốc để tránh rò rỉ.

Bước 4: Tháo dây nối từ đầu ra của cột lọc thứ 3 với đầu vào của cột lõi lọc RO, lấy một đoạn dây nhỏ ở bên ngoài nối từ ống nước nguồn vào lõi lọc thứ ba. Bước này hỗ trợ việc sục rửa lõi lọc đảm bảo chất lượng nước lọc, kéo dài tuổi thọ thiết bị

Bước 5: Cắm điện, mở khóa nước đầu vào để tiến hành quá trình lọc xả màng. Quá trình này kéo dài khoảng 30 phút có tác dụng làm sạch máy nên lượng nước sau khi lọc không nên sử dụng.

Bước 6: Kiểm tra lại các lõi lọc.

Bước 7: Nối lại dây mà đã tháo ra ở bước 4

Bước 8: Lấy màng RO ra khỏi túi, lưu ý đeo găng tay.

Bước 9: Lấy nước khoáng đóng chai để thấm màng RO giúp cho cấu trúc màng RO giãn nở đều.

Bước 10: Đưa màng RO vào phía trong vỏ màng, lắp khít với khe vỏ

Bước 11: Nối dây nhỏ của màng từ đầu chờ của van Flow đến nguồn nước xả.

Bước 12: Ở đầu ra của lõi lọc bạn sẽ thấy có một ống nối màu xanh da trời, tháo dây này ra và nối vào dây dẫn nước thải nhỏ.

 

Lắp đặt máy lọc nước.
Lắp đặt máy lọc nước.

 

3. Cần lưu ý gì khi chọn mua máy lọc nước RO gia đình

Xác định loại nguồn nước đang sử dụng là nước lợ, nước biển hay nước thường. Bởi hiện tại vẫn chưa có công nghệ lọc nước nào toàn diện đa năng dùng cho tất cả các loại nước. Nhận biết loại nước sinh hoạt mà gia đình đang sử dụng sẽ giúp ích rất nhiều khi đưa ra quyết định chọn máy tốt.

Chọn máy tốt lọc đúng loại nước. Việc này cũng giống như uống đúng thuốc khi cảm cúm vậy. Rất nhiều trường hợp khách hàng mua máy đắt tiền nhưng không lọc được chất lượng nước sạch cho gia đình. Chẳng hạn như với nguồn nước nhiễm phèn chua, ngoài 6 cấp lõi lọc truyền thống, khách hàng cần quan tâm tới lõi GAC-133, lõi Nano Silver có tác dụng ổn định vị thanh, tăng khoáng chất và độ pH trong nước.

Thay lõi đúng kỳ hạn theo hướng dẫn dưới đây:

  • Lõi lọc số 1 làm từ sợi PP có khoảng cách khe hở 5 micromet chặn chất bẩn có kích thước lớn hơn 5 micromet. Sau 3 tháng, lõi lọc được khoảng 18.000 lít nước thì thay mới với giá thị trường dao động trong khoảng 75.000 tới 85.000 đồng.
  • Lõi lọc số 2 làm từ than hoạt tính hấp thụ thuốc trừ sâu, kim loại nặng, clo. Thay mới sau 6 tháng sau khi lọc 27.000 lít nước với giá từ 110.000 đồng.
  • Lõi lọc số 3 cấu tạo PP nhưng với khoảng cách khe hở hẹp hơn (1 micromet) có tác dụng lọc tạp chất có kích thước rất nhỏ. Sau khi lọc 36.000 lít nước trong 9 tháng, khách hàng cần mua thay mới với giá từ 120.000 đồng.
  • Lõi lọc nước số 4 là màng RO với khe hở chỉ 0.0001 micromet ngăn chặn siêu vi chất, vi khuẩn và vi sinh vật khiến nước tinh khiết giống như nước cất. Sau thời gian 2 tới 3 năm, lọc 36.000 lít thì có thể thay mới với giá trong khoảng 650.000 tới 700.000 đồng.
  • Lõi lọc số 5 gồm than hoạt tính xốp lọc mùi clo, vi khuẩn độc hại. Sau khi lọc 72.000 lít nước trong 18 tháng thì có thể thay mới với giá 350.000 tới 400.000 đồng.
  • Lõi lọc số 6 là những hạt gốm làm giàu oxy trong nước. Thay mới sau 18 tháng với giá 450.000 tới 600.000 đồng.
  • Lõi 7 lọc tối đa 72.000 lít nước có cấu tạo từ Alkaline trung hòa axit tồn dư, cân bằng độ pH. Thay mới sau 24 tháng với giá dao động 650.000 tới 700.000 đồng.
  • Lõi số 8 là đá Maifan bổ sung khoáng chất Ca, P, K, Mg,.. thay mới sau 12 tháng. Giá thị trường từ 750.000 tới 800.000 đồng.
  • Lõi nước số 9 (ORP) tạo nước uống lý tưởng nhất cho cơ thể nhờ cần bằng chuẩn pH, điện giải hỗ trợ phòng chống lão hóa và giải độc. Thay mới sau 12 tháng với giá từ 620.000 đồng.

Sau những chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được rõ nguyên lý, sơ đồ mạch điện máy lọc nước RO và chọn mua chiếc máy lọc nước phù hợp cho gia đình, đáp ứng nhu cầu sử dụng hằng ngày.

Tin tức về Máy lọc nước

Những thông tin chi tiết về giá của máy lọc nước Aqua

Những thông tin chi tiết về giá của máy lọc nước Aqua

Giá máy lọc nước Aqua được đánh giá là phù hợp, phải chăng nhất đối với người dùng. Bài viết dưới đây của Websosanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá máy lọc nước Aqua để khách hàng có được những lựa chọn ưng ý nhất.
Đặt lên bàn cân máy lọc nước Nano và RO cái nào tốt hơn?

Đặt lên bàn cân máy lọc nước Nano và RO cái nào tốt hơn?

Hai công nghệ lọc nước phổ biến nhất hiện nay đó là Nano và RO. Mỗi công nghệ đều có những ưu nhược điểm riêng. Vậy, máy lọc nước Nano và RO cái nào tốt hơn? Loại nào tốt nhất hiện nay? Tổng hợp các thông tin chi tiết về từng loại máy sau đây sẽ giúp bạn có được lựa chọn phù hợp nhất.
Đánh giá thiết bị máy lọc nước Nano Geyser có tốt không?

Đánh giá thiết bị máy lọc nước Nano Geyser có tốt không?

Trong thị trường đầy sôi động, các nhà cung cấp thiết bị lọc nước ồ ạt đầu tư tung ra các sản phẩm có những đặc trưng riêng biệt. Một trong số dòng thiết bị được đánh giá cao về chất lượng đó là máy lọc nước Geyser. Cùng khám phá xem thực sự máy lọc nước Nano Geyser có tốt không trong bài viết.
3 cách kiểm tra màng lọc RO Dow là chính hãng hay giả

3 cách kiểm tra màng lọc RO Dow là chính hãng hay giả

Sản phẩm máy lọc nước sử dụng công nghệ RO của tập đoàn Dow (Mỹ) hiện đang được nhiều người tiêu dùng Việt ưa chuộng nhờ công nghệ lọc nước sạch và tiên tiến. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, hãy cùng Websosanh.vn tìm hiểu những cách xác thực màng lọc RO Dow cực đơn giản.
Đánh giá máy lọc nước Coway có nên mua không?

Đánh giá máy lọc nước Coway có nên mua không?

Máy lọc nước ngày nay ngày càng được sự ưa chuộng cho mọi gia đình. Trong đó máy lọc nước Coway là 1 trong những thương hiệu được nhắc nhiều nhất. Nếu bạn đang băn khoăn có nên mua máy lọc nước Coway hay không thì hôm nay Adayroi sẽ đưa ra các tiêu chí giúp bạn đánh giá máy lọc nước Coway nhé!
Đánh giá máy lọc nước AO Smith A2 có tốt không?

Đánh giá máy lọc nước AO Smith A2 có tốt không?

AO Smith A2 không chỉ xử lý tốt vấn đề chất lượng nguồn nước trong khi ô nhiễm môi trường đang là gánh lo mà còn đảm bảo được chất lượng lõi lọc. Với mức giá trung cấp, thiết kế siêu mỏng, nhiều đánh giá máy lọc nước AO Smith A2 cho rằng đây là giải pháp tối ưu nhất cho không gian bếp hiện đại.