So sánh Anker Soundcore 2 và JBL Charge 4: Nên mua loa nào?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Về giá cả, Anker Soundcore 2 rẻ hơn JBL Charge 4. Nhưng xét đến các khía cạnh khác liệu chúng ta có nên mua Soundcore 2 không, hay nên mua Charge 4?

Bảng so sánh thông số kỹ thuật giữa Anker Soundcore 2 và JBL Charge 4

Tên sản phẩm

Anker SoundCore 2

JBL Charge 4

Trọng lượng 414g 960g
Kích thước 5,4 x 16,5 x 4,5 cm 22 x 9,5 x 9,3 cm
Thời lượng pin 24 giờ 20 giờ
Khả năng chống thấm nước 1 mét, 30 phút 1 mét, 30 phút
Chuẩn chống nước IPX7 IPX7
Đầu ra 2 x 6W 30W
Phiên bản Bluetooth 4.2 4.2
USB Micro USB USB-C
Cổng 3.5mm
USB-C Không

Kích thước, trọng lượng

Về kích thước, dễ nhận thấy là JBL Charge 4 lớn hơn Anker Soundcore 2 rất nhiều. Trọng lượng của nó gấp đôi mẫu loa giá rẻ này, 960g so với 414g. Kích thước thì một bên là 22 x 9,5 x 9,3 cm, một bên là 16,5 x 5,4 x 4,5. Sự chênh lệch này quá dễ dàng để nhận thấy bằng mắt thường.

so sánh anker soundcore 2 và jbl charge 4

Tuy lớn hơn nhưng khả năng di động của Charge 4 vẫn có. Nó không phải kiểu cầm nắm trong tay như Soundcore 2 nhưng để mang theo bên mình chơi nhạc ngoài trời cũng không phải điều gì khó khăn lắm.

Thời lượng pin

Souncore 2 có thể chơi nhạc trong 24 giờ liên tục, ở Charge 4 con số này là 20. Mặc dù có sự chênh lệch nhưng thực tế sử dụng Charge 4 vẫn cho hiệu quả tốt hơn bởi vốn dĩ mức công suất của nó rất cao, ngốn năng lượng rất nhiều. Thế cho nên Souncore 2 không thực sự có lợi thế ở khoản này.

so sánh anker soundcore 2 và jbl charge 4

Về thời gian sạc, Soundcore 2 chỉ cần 3 giờ là đầy, còn Charge 4 là 4 giờ.

Chống nước

Cả hai loa bluetooth đều có chuẩn chống nước IPX7 cao nhất hiện nay, có thể vô tư chơi nhạc bất kể thời tiết, bất kể môi trường.

Cổng kết nối

Về mặt kỹ thuật, JBL Charge 4 có cổng USB-C do nó ra đời sau Soundcore 2 và được trang bị loại cổng tiên tiến nhất. Cũng nhờ cổng này mà Charge 4 một lần nữa vượt mặt Soundcore 2 ở khoản tính năng, đó là nó sạc được cho các thiết bị thông minh khác.

Cả hai loa đều có cổng AUX, có thể vận hành mà không cần Bluetooth. Nhắc đến bluetooth thì cả hai đều được trang bị công nghệ 4.2, cho tốc độ kết nối và tín hiệu ổn định như nhau.

Micro đàm thoại

Chỉ có Anker Soundcore 2 là được trang bị micro đàm thoại rảnh tay. JBL đã loại bỏ chức năng đó trên Charge 4 để nó tập trung hơn vào việc chơi nhạc.

Nên mua Anker Soundcore 2 hay JBL Charge 4?

Quả thật chỉ nhìn sơ qua thôi mình cũng nhận thấy có quá nhiều lý do để mua Charge 4. Đầu tiên là nó có cổng USB-C, loại cổng nhiều tính năng nhất hiện nay, vừa hỗ trợ sạc nhanh vừa sạc được cho thiết bị khác. Tất nhiên bạn cũng cần cân nhắc xem điều này có thực sự càn thiết với mình hay không.

Tiếp đó, chất âm của Charge 4 rõ ràng sẽ mạnh mẽ hơn Soundcore 2, công suất 30W so với 2 x 6W là sự chênh lệch rất lớn. Đó là chưa kể Charge 4 còn được trang bị JBL Connect+ để ghép nối nhiều loa thành hệ thống stereo. Đây là một tính năng hay. Nhưng trở lại với vấn đề như mình vừa đề cập, bạn cần cân nhắc xem mình có thực sự cần tính năng này hay không.

Ở phía đối diện, Anker Soundcore 2 thua kém về mọi mặt nhưng chưa hẳn là một sản phẩm không đáng mua. Đầu tiên về mức giá, Soundcore 2 chỉ có giá bán tầm 1 triệu đồng, rẻ hơn Charge 4 được bán với giá 3,6 triệu đồng. Âm thanh của nó thì đã được đánh giá là vượt trội so với giá bán, món hời mà bạn không thể bỏ qua.

Tổng kết lại, Anker Soundcore 2 là một lựa chọn tốt, tiết kiệm chi phí và có hiệu suất vượt xa tầm tiền. Trong khi đó Charge 4 đắt nhưng xắt ra miếng, rõ ràng mọi khía cạnh của nó đều vượt trội so với Soundcore 2. Và nếu bạn không phải cân nhắc về giá cả, Charge 4 sẽ là lựa chọn đích thực của bạn.

Xem thêm: Đánh giá Anker Soundcore 2

Xem thêm: Đánh giá JBL Charge 4

Tin tức về Loa - Micro - Tai nghe

So sánh SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro: Tai nghe nào tốt hơn?

So sánh SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro: Tai nghe nào tốt hơn?

Sau sự thành công của SoundPeats Air 3 Pro, hãng tiếp tục trình làng SoundPeats Life được đánh giá là bản sao của Air 3 Pro. Vậy giữa tai nghe SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro, tai nghe nào tốt hơn? Cùng chúng tôi so sánh hai dòng tai nghe này trong bài viết dưới đây.
Đánh giá loa B&O A1: Vẫn là quá ngon trong năm 2023!

Đánh giá loa B&O A1: Vẫn là quá ngon trong năm 2023!

B&O Beoplay A1 là một chiếc loa di động với thiết kế nhỏ gọn, có thể mang theo bất cứ nơi đâu, chất lượng âm thanh khá là tốt, đáng để bạn mua. Dưới đây là đánh giá chi tiết về loa B&O A1, tham khảo ngay nhé!
Đánh giá loa B&O Beolit 20: Đẳng cấp và thời trang!

Đánh giá loa B&O Beolit 20: Đẳng cấp và thời trang!

B&O Beolit 20 là một trong những sản phẩm loa không dây mới nhất của thương hiệu âm thanh danh tiếng Bang & Olufsen. Mẫu loa sở hữu thiết kế đẹp mắt, chất âm mạnh mẽ và tính năng thì vô cùng hiện đại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đánh giá chi tiết hơn về loa B&O Beolit 20.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!