So sánh điểm khác biệt giữa máy ảnh DSLR và máy ảnh point and shoot

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bài viết so sánh những điểm khác biệt cơ bản của dòng DSLR và dòng point and shoot. Ngoài ra, bài còn đề cập đến 2 loại máy ảnh chuyển giao giữa DSLR và point and shoot là dòng ultra zoom và dòng DIL.

Khác biệt về cơ chế hoạt động

Các máy DSLR thường có công suất, tốc độ và các tính năng vượt trội hơn so với các máy point and shoot (P&S). Dòng DSLR cho phép bạn điều khiển bằng tay, bạn có thể tự điều chỉnh một vài tính năng của máy trong khi hầu hết các máy P&S làm việc ở chế độ tự động hoàn toàn. Các máy DSLR thường có có thành cao hơn và kích thước lớn hơn các máy P&S.

chế độ điều khiển bằng tay

chế độ điều khiển bằng tay

chế độ tự động

chế độ tự động

Khác biệt về kiểu ống kính

Một chiếc P&S đôi khi còn được gọi là máy ảnh ống kính cố định bởi vì dòng máy này không thể thay đổi ống kính. Vậy nên việc những chiếc DSLR đắt hơn hẳn so với những chiếc P&S chẳng có gì đáng ngạc nhiên. DSLR có nhiều phụ tùng đi kèm phù hợp với các nhiếp ảnh gia mới vào nghề hơn, cụ thể là chúng có ống kính hoán đổi và đèn flash bên ngoài máy.

máy ảnh ống kính cố định

máy ảnh ống kính cố định

máy ảnh ống kính hoán đổi

máy ảnh ống kính hoán đổi

Khác biệt về sự ăn khớp của ống kính và kính ngắm

Các nhiếp ảnh gia sẽ nhận ra một điểm khác biệt lớn của 2 dòng máy này khi họ dựng khung hình. Với một chiếc DSLR, các nhiếp ảnh gia xem được ảnh trực tiếp từ ống kính, nhờ vào một chuỗi lăng kính và gương phản chiếu hình ảnh từ ống kính vào kính ngắm. Kính ngắm của một chiếc P&S và ống kính của nó thường lệch tâm nhau, có nghĩa là chúng không thẳng hàng, vậy nên dù những chiếc P&S có kính ngắm đi chăng nữa thì hình ảnh ở kính ngắm và hình ảnh ở ống kính cũng không khớp nhau hoàn toàn. Hầu hết những người sử dụng dòng P&S đều phải dùng màn hình LCD để lên khung hình.

Các dòng máy ảnh chuyển giao

Hiện nay các máy ultra zoom đang rất được ưa chuộng trên thị trường, chúng có vẻ ngoài giống dòng DSLR nhưng chúng lại không có ống kính hoán đổi. Chúng là sự chuyển giao giữa máy ảnh DSLR cao cấp và máy ảnh P&S, mặc dù chúng vẫn chỉ được coi là dòng P&S bởi vì cách thức hoạt động của chúng khá đơn giản. Những chiếc ultra zoom dày dặn này thường được gọi là máy ảnh ống kính cố định bởi vì ống kính bị “khóa” vào trong thân máy, trái ngược với loại ống kính thay đổi được của dòng DSLR. Các máy P&S cũng được gọi là dòng ống kính cố định.

máy ảnh ulttra zoom

máy ảnh ulttra zoom

Trên thị trường còn một loại máy ảnh “chuyển giao” nữa, đó là máy ảnh DIL (digital interchangeable lens – ống kính hoán đổi kỹ thuật số). Các máy DIL không sử dụng gương lật như dòng DSLR nên chúng mỏng hơn, dù cả 2 đều sử dụng ống kính hoán đổi.

máy ảnh DIL

máy ảnh DIL

Hồng Ngọc

Theo Camerasabout

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

5 mẫu máy ảnh Point & Shoot tốt nhất có giá dưới 10 triệu

5 mẫu máy ảnh Point & Shoot tốt nhất có giá dưới 10 triệu

Dòng máy ảnh Point & Shoot (PnS) đã có nhiều bước phát triển lớn trong vài năm qua với nhiều loại máy ảnh PnS khác nhau phục vụ cho những mục đích sử dụng khác nhau. Một chiếc máy ảnh PnS sẽ là sự lựa chọn kinh tế nhất để bắt đầu niềm đam mê nhiếp ảnh của bạn.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.