So sánh điện thoại Moto G (2015) và Nokia Lumia 1520

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Cùng so sánh những thông số kỹ thuật, và ưu nhược điểm của 2 mẫu điện thoại là Moto G (2015) và Nokia Lumia 1520 trong bài viết dưới đây

motog3 15

Moto G (2015)

Ưu điểm:

– Thiết kế thân thiện, dễ sử dụng

– Giá thành rẻ

– Pin khỏe

– Chống nước

Nhược điểm:

– Màn hình chỉ có độ phân giải HD 720p

– Chưa nhiều tính năng nổi bật

Nokia Lumia 1520

Ưu điểm:

– Màn hình sáng và nhạy

– Chất lượng hình ảnh tốt và hỗ trợ RAW

– Dễ sử dụng

– Nhiều tính năng tiện lợi

Nhược điểm

– Kích thước máy cồng kềnh

– Sử dụng hệ điều hành Windows Phone mới lạ

– Camera hơi chậm

– Chế độ Panorama hơi thừa

So sánh về thiết kế

Về cơ bản, Moto G (2015) không có nhiều khác biệt so với người tiền nhiệm của nó được ra mắt vào năm 2014. Kích thước màn hình của máy vẫn giữ nguyên ở kích thước 5-inch, độ phân giải HD 720p. Mặc dù màn hình 1080p sẽ cho hình ảnh sắc nét hơn ở kích thước 5-inch, thế nhưng người dùng ở phân khúc này hầu như không quá chú trọng đến chất lượng màn hình. Bên cạnh đó, màn HD 720p được đánh giá là “chấp nhận được” trên một mẫu smartphone tầm trung dưới 5 triệu đồng.

Điểm khác biệt nhất của chiếc Moto G (2015) so với người tiền nhiệm có lẽ là ở mặt sau, với một dải nhựa khác màu bao trọn phần camera và đèn hỗ trợ Flash. Tuy vậy, các nút cứng vẫn chưa được bố trí ở mặt lưng Moto G giống như các thế hệ LG cao cấp (LG G4, LG G Flex 2,.. ).

Do đó, hai cạnh viền của Moto G vẫn chưa thực sự mỏng như trong kỳ vọng. Ở mặt trước, Moto thiết kế hai vị trí đặt loa ngoài là ở cạnh trên và cạnh dưới. Ở hai cạnh viền, hàng nút cứng được gia công bằng kim loại của Moto G tỏ ra không quá nổi bật, nhưng rất chắc chắn, và có cảm giác tốt. Nút tăng giảm âm lượng, và nút khóa màn hình vẫn nằm ở vị trí cạnh phải, giống như nhiều mẫu smartphone Android khác.

Điện thoại “hai tay” Nokia Lumia 1520

Về phần mình, Nokia Lumia 1520 có thiết kếkhá lớn với các góc cạnh bo tròn và cân đối. Lumia 1520 được làm từ chất liệu nhựa cao cấp với màn hình cong về các cạnh cùng màu sắc khá trẻ trung. Về kích thước, Lumia 1520 thuộc hàng những điện thoại có màn hình to nhất hiện nay. Nó không dày (8.7mm) nhưng lại cực cao, rộng và khá nặng.

Mặc dù sở hữu nhiều chức năng nhưng không thể phủ nhận trọng lượng lớn của Lumia 1520 cũng làm ảnh hưởng đến lựa chọn người mua. Với màn hình lớn như vậy, không cần phải nói quá nhiều đây là chiếc điện thoại “hai tay”. Bạn có thể sử dụng chiếc điện thoại này bằng một tay trong thời gian ngắn tuy nhiên nếu cầm nó lâu hơn hoặc bạn cần phải làm một số việc khác thì việc sở hữu những chiếc điện thoại quá khổ như này sẽ gây khó khăn cho những chiếc túi của bạn.

Điều khiển vật lý bao gồm một nút chụp máy ảnh chuyên dụng, điều chỉnh âm lượngvà nút khóa máy. Nó hoạt động khá tốt mặc dù có hơi chút dễ dàng khi điều khiển âm lượng nếu không may có sự va chạm nhẹ khi bạn đặt điện thoại trong túi.

So sánh về phần cứng

motog3 21

Mặt nắp sau lưng của Moto G (2015) có thể tháo rời, giống như người tiền nhiệm và nhiều mẫu smartphone tầm trung khác trên thị trường. Bên dưới nắp lưng ấy là cục pin tháo rời dung lượng 2470 mAh, một khay microSIM và một khay chứa thẻ nhớ microSD.

Motorola cung cấp cho Moto G (2015) hai phiên bản có bộ nhớ trong 8GB và 16GB. Điều đáng nói hai tùy chọn bộ nhớ này khá thấp so với mặt bằng chung, nhất là đối với một chiếc smartphone chạy nền tảng Android. Do đó, người dùng nên trang bị cho mình một thẻ nhớ microSD để có thể mang tới trải nghiệm dùng tốt.

Về các thông số kỹ thuật, Moto G (2015) sở hữu thế hệ chip xử lý tầm trung khá phổ biến hiện nay là Snapdragon 410, tốc độ xung 1,4 GHz, chạy lõi quad-core. Hai phiên bản Moto G được trang bị bộ nhớ RAM lần lượt là 1GB và 2GB, nhằm phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, với các mức giá khác nhau.

Về phần mình, chiếc Lumia 1520 cũng sở hữu bộ vi xử lý 4 nhân Snapdragon 800 tốc độ 2.2 GHz và 2GB RAM cho phép bạn có thể chơi tất cả các loại trò chơi mới nhất mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Có thể nói rằng khi đề cập tới hiệu năng, thì cả hai chiếc Nokia Lumia 930 và 1520 đều tỏ ra khá tương đồng và không có nhiều điểm khác biệt.

Mặc dù tiêu chuẩn thông thường của hệ thống đánh giá benchmark (Geekbench 3 and 3D Mark) vẫn chưa được áp dụng với WP8 tuy nhiên với kinh nghiệm có được từ thử nghiệm Snapdragon 800 trên những chiếc điện thoại khác thì cuộc chiến giữa chiếc điện thoại này với thế hệ CPU của Apple là tương đối giống nhau. Do đó, người dùng phồ thông sẽ không gặp bất cứ vấn đề nào về xử lý khi sở hữu Nokia Lumia 1520.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Điện thoại di động