So sánh điện thoại thông minh Asus Zenfone 2 Laser và Nokia Lumia 630

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Cùng điểm qua những ưu nhược điểm, và sự khác nhau giữa 2 mẫu smartphone tại phân khúc tầm trung là Asus Zenfone 2 Laser và Nokia Lumia 630 trong bài viết dưới đây

Asus ZenFone 2 Laser

Ưu điểm củaAsus Zenfone 2 Laser:

– Thiết kế ưa nhìn

– Camera ấn tượng với khả năng lấy nét bằng laser

– 2 SIM, kết nối 4G

– Thời lượng pin tốt

Nhược điểmcủaAsus Zenfone 2 Laser:

– Hiệu năng chưa thực sự ấn tượng

IMG-5457-001-JPG-1445-1402307220.jpg

Nokia Lumia 630

Ưu điểm của Nokia Lumia 630

– Thiết kế ưa nhiền hơn hầu hết những điện thoại ở phân khúc giá rẻ

– Hiệu năng tốt

– Nhiều lựa chọn màu sắc, trẻ trung

– Hợp với cả nam và nữ

Nhược điểm của Nokia Lumia 630

– Bộ xử lý còn yếu nên hiệu năng chưa thực sự tốt

– Chất lượng màn hình trung bình

– Bộ nhớ hạn hẹp

– Pin chưa được tốt

So sánh thiết kế Asus Zenfone 2 Laser và Nokia Lumia 630

Asus Zenfone 2 Laservới mã sản phẩm là ZE550KL có không nhiều điểm khác biệt so với các thế hệ tiền nhiệm. Hai mặt của Zenfone 2 Laser vẫn với kích thước và kiểu dáng bo tròn 4 góc ấy. Hai cạnh bên được vát mỏng và di chuyển nút tăng giảm âm lượng, nút chụp ảnh xuống mặt lưng nhằm duy trì độ mỏng của thân máy.

Cạnh dưới của máy có một cổng micro-USB, cạnh trên lại bố trí nút nguồn và jack cắm tai nghe 3.5mm. Dẫu vậy, Zenfone 2 Laser vẫn được trang bị những thao tác cử chỉ người dùng quen thuộc như nhấn 2 lần vào màn hình để mở và đóng máy. Do đó, người dùng trên thực tế rất hiếm khi phải sử dụng nút nguồn.

Điểm khác biệt gần như là duy nhất của Zenfone 2 Laser so với thế hệ tiền nhiệm là cặp đèn Flash LED được bố trí bên trái ống kính camera, thay vì bên trên. Nắp lưng của Zenfone 2 Laser với chất liệu là nhựa polycarbonate có thể tháo rời chứa bên trong là pin và khe cắm SIM, thẻ nhớ microSD.

IMG-5427-001-JPG-4660-1402307220.jpg

Lumia 630 màu vàng, xanh và cam sử dụng bộ vỏ 2 lớp đẹp mắt.

Smartphone của Nokia luôn tỏ ra nổi bật so với các đối thủ cùng tầm tiền về ngoại hình nhờ thiết kế nhiều màu sắc trẻ trung, Lumia 630 cũng kế thừa được ưu điểm đó. Chiếc Windows Phone này được bán ra ở thị trường trong nước có tới 5 màu khác nhau: xanh lá cây, vàng, da cam, đen và trắng.

Đặc biệt, Nokia đã tỏ ra khá ưu ái khi riêng các bản màu vàng, cam và lá cây bán ra ở Việt Nam lại sử dụng bộ vỏ công nghệ sơn 2 lớp Dual-Shot lạ mắt, cho hiệu ứng màu thú vị khi có ánh sáng chiếu vàng. Trong khi thực tế, tất cả các màu Lumia 630 bán ra ở thị trường quốc tế phải sử dụng lớp sơn vỏ vân nhám, như bản màu đen và trắng.

So với Lumia 525 và 520,Lumia 630vuông vắn hơn nếu nhìn từ bên cạnh. Tuy nhiên, nó lại cho cảm giác cầm thoải mái nhờ phần viền phẳng được bo nhẹ không quá vát. Nắp pin kéo tràn và bo lên toàn bộ 4 cạnh khiến mặt trước của máy trông như có đường viền màu, trong khi phần vỏ vẫn rất chắc chắn giống như kiểu thiết kế nguyên khối. Thực tế, không ít người khi nhìn sẽ có chung nhận định 630 trông rất giống với iPhone 5C của Apple.

So sánh tính năng của Asus Zenfone 2 Laser và Nokia Lumia 630

Asus thông thường sử dụng bộ vi xử lý của Intel trên các dòng điện thoại của hãng, điển hình là những phiên bản Zenfone 2 đều dùng chip Atom SoC. Tuy nhiên thế hệZenfone 2 Laserlại đánh dấu một sự khác biệt khi sử dụng con chip tầm trung Snapdragon 410 và 612. Phiên bản chip 410 có giá rẻ hơn, đi kèm với 2GB RAM. Còn bản chạy Snapdragon 612 sở hữu lượng RAM lớn hơn là 3GB, giúp người dùng thoải mái hơn đôi chút trong quá trình sử dụng máy.

Phần còn lại của máy hoàn toàn tương đồng với các thế hệ Zenfone 2 cũ, bao gồm bộ nhớ trong 16GB (hỗ trợ thẻ nhớ tối đa lên tới 128GB), camera chính 13-MP, camera trước 5-MP, 2 SIM có hỗ trợ mạng 4G và pin dung lượng 3000mAh.

Về khả năng chụp ảnh, cũng là thế mạnh của Zenfone 2 Laser so với các thế hệ tiền nhiệm, có thể nhìn nhận rằng chiếc smartphone này đã làm khá tốt phần việc của mình. Zenfone 2 Laser đúng như tên gọi, được trang bị tính năng hỗ trợ tự động lấy nét bằng laser tân tiến trên những smartphone cao cấp hàng đầu của LG như LG G3, G4,.. giúp gia tăng đáng kể tốc độ lấy nét khi chụp ảnh.

Những ưu điểm của camera trên Zenfone 2 Laser đó là độ cân bằng ánh sáng tốt, dải màu rộng, cùng độ sắc nét cao. Nói chung, rất ít đối thủ có thể cạnh tranh cùng Zenfone 2 Laser trong phân khúc smartphone dưới 5 triệu đồng.

Nokia Lumia 630sử dụng một bộ vi xử lý tầm thấp Snapdragon 200 tốc độ 1,2 GHz cùng lõi đồ họa Adreno 302. Nó mất thời gian là 1503 ms để thực hiện bài thử nghiệm benchmark java Sunspider, khá thấp đối với một thiết bị chạy Windows Phone, vốn đáng ra nó phải nhanh hơn nhiều khi so với các đối thủ Android cùng cấp (như Motorola Moto E).

Dù nằm ở phân khúc giá tầm thấp hơn 3 triệu đồng thay vì một model cao cấp, Lumia 630 lại là thiết bị đầu tiên có mặt trên thị trường sử dụng hệ điều hành Windows Phone 8.1 chính thức (bản phần mềm Lumia Cyan). So với Windows Phone 8, hệ điều hành trên Windows Phone 8.1 mang tới nhiều điểm mới lạ và cải tiến tích cực.

Về khả năng nghe gọi, Lumia 530 thực hiện rất tốt. Âm thanh trong, rõ ràng, và có thể gia tăng âm lượng lên khác cao. Loa ngoài của máy cũng có chất lượng khá ổn.

So sánh giá của Asus Zenfone 2 Laser và Nokia Lumia 630

Về cơ bản, giá thành của Asus Zenfone 2 Laser và Nokia Lumia 630 chênh lệch nhau khá nhiều, và đều là những sự lựa chọn tốt trong phân khúc tầm trung. Cụ thể, chiếc Zenfone 2 Laser hiện có giá hơn 4 triệu đồng, tronng khi smartphone tầm trung của Nokia lại chỉ có xấp xỉ 2 triệu đồng.

Nhận định

Mặc dù có giá thành rẻ hơn khá nhiều, tuy nhiên dễ thấy Lumia 630 không thua kém quá nhiều so với đối thủ của mình, trái lại, chiếc 630 chi tập trung vào phục vụ các tác vụ đơn giản như media, mạng xã hội và chơi một vài game nhẹ. Trong khi Zenfone 2 Laser với giá thành đắt hơn, sẽ là điểm đến phù hợp hơn với các bạn trẻ có sở thích chơi game và yêu cầu một thiết bị có phần cứng ở mức khá, đi kèm nhu cầu chụp ảnh cao.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức về Điện thoại di động