So sánh laptop MacBook Pro Retina và Dell XPS 15: cuộc đụng độ của hai siêu phẩm

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chiếc MacBook đã trở nên rất nổi tiếng và phổ biến hiện nay nhờ vào màn hình Retina, bộ nhớ flash PCIe và tuổi thọ pin vượt trội. Vì vậy, liệu siêu phẩm laptop Window 8.1 của Dell – chiếc XPS 15 có thể đủ sức thách thức chiếc MacBook Pro ?

So sánh về thiết kế

Chiếc MacBook Pro có thiết kế đầy ấn tượng, nhờ được làm từ nhôm nguyên khối nên bạn sẽ không hề nhìn thấy được bất cứ khớp nối nào. Gờ máy sắc cạnh, với các góc bo tròn và mặt lưới của loa ngoài đặt ở hai bên của bàn phím. Thiết kế mang phong thái cổ điển này được hỗ trợ bởi chất lượng lắp ráp xuất sắc. Nhờ được làm từ kim loại,khung của màn hình cực kì chắc chắn và bản lề máy cũng rất khỏe.

Về phía chiếc XPS 15, hãng Dell đã “mượn” vài điểm từ thiết kế của Apple, nhưng chiếc XPS 15 vẫn có các điểm độc đáo để tạo sự nổi bật riêng. Chiếc XPS 15 sử dụng khung thân làm từ nhôm giống như chiếc Precision M3800 cùng hãng. Ngoài nhôm, chiếc laptop này còn kết hợp cả sợi carbon, bạn có thể thấy vật liệu này ở mặt đáy và ở các cạnh.

Chiếc XPS 15 cũng vững chãi và chắc chắn như chiếc MacBook Pro, nhưng có một điểm hơi yếu trên màn hình 4mm, và đây là điểm duy nhất làm chiếc XPS 15 mất điểm ở thiết kế.

Tuy nhiên, chiếc XPS lại có khối lượng là 1.88kg, nhẹ hơn chiếc MacBook Pro (2kg), và chiếc XPS 15 cũng mỏng hơn chiếc MacBook Pro 1mm (17mm – 18mm).

Về cổng kết nối, chiếc MacBook có hai cổng USB 3.0, một cổng HDMI và một khe cắm thẻ SD. Chiếc MacBook Pro không có cổng DisplayPort nhưng Apple đã cho thêm vào hai cổng kết nối đa năng Thunderbolt, có thể được dùng để kết nối với các màn hình khác, bộ nhớ hay thậm chí card đồ họa ngoài.

Chiếc XPS 15 có lợi thế hơn về cổng kết nối. Chiếc laptop của Dell có ba cổng USB 3.0. một cổng USB 2.0, một khe cắm thẻ SD, một cổng HDMI và một cổng DisplayPort.

Cả hai laptop này đều không có cổng nối Gigabit Ethernet, nhưng chiếc XPS 15 có một bộ adapter đi kèm, trong khi chiếc MacBook không có, buộc bạn phải mua ngoài.

So sánh về màn hình hiển thị

Màn hình 15.4 inch Retina của chiếc MacBook có độ phân giải là 2,880 x 1,800 pixel, với độ dày điểm ảnh là 220 pixel/inch (ppi). Chiếc XPS 15 có màn hình tốt hơn, có kích thước 15.6 nhưng độ phân giải 3,200 x 1,880 pixel và độ dày điểm ảnh là 238 ppi.

Cả hai màn hình này đều vượt trội hơn so với các màn hình của những mẫu laptop 15 inch khác, với độ sáng màn hình và độ sắc nét của hình ảnh cao hơn. Độ sáng cao nhất đo được của màn hình chiếc XPS 15 là 436cd/m2, còn độ sáng của chiếc MacBook Pro là 350cd/m2. Cả hai màn hình đều có tỉ lệ tương phản tuyệt vời và có thể hiển thị nhiều màu sắc đa dạng với độ chính xác cao.

Cả chiếc XPS 15 và MacBook Pro đều dùng màn hình có bề mặt bóng, nhưng nhờ vào khoảng cách giữa các lớp kính dưới màn hình mà hiện tượng lóa sáng được hạn chế tối đa.

Chiếc XPS 15 được Dell trang bị với màn hình cảm ứng, còn chiếc MacBook Pro không có.

So sánh về bàn phím và touchpad

Apple vẫn chưa thay đổi thiết kế bàn phím dạng chiclet màu đen nổi trên khung bàn phím làm từ nhôm sáng. Các phím chắc chắn và có độ sâu vừa đủ để thoải mái gõ với lực mạnh mà không sợ làm hỏng phím.

Bàn phím của chiếc Dell cũng có thiết kế chiclet với các phím màu đen trên nền khung đồng màu. Các phím cũng chắc chắn và rất nhạy.

Bàn phím của cả hai mẫu laptop này đều có đèn bàn phím, một phím Return và bốn phím mũi tên nhỏ. Cả hai đều không có dãy phím số riêng. Touchpad của cả hai mẫu laptop đều khá rộng rãi và hỗ trợ nhiều cử chỉ chạm đa điểm.

So sánh về hiệu suất làm việc

Cả hai mẫu laptop cao cấp này đều sử dụng CPU Intel Core i7 với bốn lõi Hyper-Threaded. Chiếc XPS 15 có chip với tốc độ 2.2GHz và nhanh hơn 200 MHz so với bộ xử lý của MacBook Pro. Nhưng cả hai CPU có thể tăng tối đa tốc độ xử lý lên là 3.2GHz với Turbo Boost.

Dell đưa vào chiếc XPS 15 một RAM 16GB, giống với chiếc MacBook cấp cơ bản, và ổ cứng SSD 512GB. Tuy nhiên, bộ nhớ của chiếc MacBook Pro khá độc đáo. Ổ cứng PCIe dung lượng 256GB có thế đọc và xử lý dữ liệu với tốc độ lên tới 700MB/s, nhanh hơn tốc độ xử lý của ổ cứng bên trong chiếc XPS 15 hơn 200MB/s

Chiếc XPS 15 có card đồ họa rời Nvidia GeForce GT 750M, còn chiếc MacBook Pro mang card đồ họa đi kèm là Intel Iris Pro. Để sở hữu mẫu MacBook Pro được trang bị với card GT 750M, bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để mua mẫu MacBook Pro cao cấp nhất.

Cả hai mẫu laptop đều có CPU với tốc độ xử lý cao và GPU mạnh mẽ, nhưng chiếc XPS 15 bị nóng máy khá nhanh và quạt tản nhiệt có tiếng khá rõ khi hoạt động nặng. Chiếc MacBook Pro lại khá mát và yên lặng ngay cả khi đang phải gánh nhiều việc cùng lúc.

So sánh về thời lượng pin

Đây là mảng mà chiếc MacBook Pro hoàn toàn làm chủ thế trận. Trong bài thử pin, cả hai chiếc laptop được sử dụng để chạy video với Wi-Fi tắt và màn hình được đặt ở độ sáng 75%. Chiếc MacBook Pro có thời lượng pin đầy ấn tượng là 8 tiếng 51 phút, trong khi chiếc XPS 15 chỉ có thời lượng pin kiêm tốn là 3 tiếng 42 phút.

Kết luận

Chiếc MacBook Pro 15Retina và chiếc Dell XPS 15 đều là hai mẫu laptop xứng đáng với hai từ “siêu phẩm”. Cả hai đều có thiết kế đẹp, mang tính thẩm mĩ cao, khả năng làm việc xuất sắc, màn hình tuyệt vời với hình ảnh sắc nét và trung thực.

Nếu bạn đang tìm một chiếc laptop làm việc toàn diện, chiếc MacBook Pro Retina vẫn là mẫu laptop hàng đầu, dù mức giá của MacBook là khá cao. Chiếc Dell XPS 15 là một mẫu laptop thay thế MacBook Pro Retina rất hoàn hảo với mức giá chỉ bằng một nửa hoặc hai phần ba mức giá của MacBook Pro Retina, nhưng thời lượng pin của chiếc XPS 15 sẽ thấp hơn.

Đức Lộc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

So sánh laptop MacBook Air 12 inch và Dell XPS 13- đi tìm siêu phẩm

So sánh laptop MacBook Air 12 inch và Dell XPS 13- đi tìm siêu phẩm

Việc lựa chọn giữa hệ điều hành Mac và Window trên những chiếc laptop chưa bao giờ dễ dàng và điều này càng trở nên khó khăn hơn khi phải đưa ra quyết định lựa chọn giữa dòng laptop siêu di động hiện nay: Apple Macbook 12-inch và Dell XPS 13.

Tin tức về Máy tính - Laptop

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.
Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Acer Aspire 5 A514-55-5954 được thiết kế với các yếu tố mỏng gọn, nhẹ nhàng, cấu hình tốt để mang đến cho người dùng phổ thông một chiếc laptop văn phòng hiệu quả trong tầm giá 15 triệu đồng.