Ưu điểm:
– Màn hình cực sắc nét với độ phân giải QHD
– Camera có chất lượng tốt, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng
– Màn hình có kích thước lớn
– Chi phí ít hơn so với các đối thủ cạnh tranh ở phân khúc cao cấp
– Giao diện người dùng tương đối đơn giản
Nhược điểm:
– Thời lượng pin trung bình
– Độ sáng của màn hình chưa tốt
– Loa ngoài chất lượng còn kém
LG G4
Ưu điểm:
– Thiết kế cùng vỏ da ấn tượng
– Cải tiến với màn hình 2K và công nghệ tấm nền mới
– Thời lượng pin ấn tượng
– Giao diện người dùng thân thiện, cập nhật thường xuyên
Nhược điểm:
– Không nhiều điểm mới so với phiên bản tiền nhiệm
– Giá thành còn khá đắt
So sánh về thiết kế
Nếu chỉ nhìn kích thước màn hình 5.5 inch của LG G3, có thể sẽ không ít người nghĩ tới một thiết bị di động “phablet” khổng lồ khi cầm trên tay. Tuy nhiên sự thật thì LG G3 tuy có kích thước to, nhưng lại không tạo cảm giác quá lớn đến như vậy.
Để minh chứng cho điều này, hãy đến với các thông số. Trước hết là trọng lượng, LG G3 nặng 149g, tức là chỉ nặng hơn 4g so với Galaxy S5, và 10g nặng hơn so với HTC One M8 hay Sony Xperia Z2. Điều này chưa thực sự tạo được ấn tượng mạnh cho đến khi bạn biết rằng chiếc LG G3 có kích thước màn hình lớn hơn cả nửa inch so với các đối thủ của nó.
Khi nhìn vào thiết kế của LG G3, có thể dễ dàng thấy rằng sở dĩ thiết bị không bị “quá to” là do các lớp viền màn hình rất mỏng, đặc biệt là 2 cạnh bên. Điều này khiến cho nó cạnh tranh tốt hơn với các siêu phẩm khác về mặt thiết kế. Ví như khi so sánh với Samsung Galaxy S5, thì LG G3 chỉ có chiều rộng dài hơn 2mm, nhưng lại có màn hình rộng hơn tới 0.4 inch.
Bên cạnh việc có kích thước lớn, sự bố trí các nút ấn trên LG G3 cũng được thiết kế tốt. Đầu tiên phải kể đến việc các nút nguồn và nút tăng giảm âm lượng được đặt phía sau lưng máy, giống như người tiền nhiệm G2 vào năm ngoái, và thậm chí còn được cải tiến hơn. Với thiết kế này, người dùng sẽ không còn nỗi lo ấn nhầm các phím cứng của máy giống như các mẫu smartphone khác với hệ thống nút đặt ở cạnh bên.
Điều này cũng làm cho thiết kế của LG G3 thêm phần đồng bộ hơn, dễ cầm hơn với các cạnh trơn láng. Điểm dừng duy nhất chúng ta tìm được ở các cạnh của G3 nằm ở phần bên dưới, với một jack cắm tai nghe và cổng sạc microUSB.
Không sở hữu vỏ kim loại sáng loáng, bóng bẩy như những smartphone cao cấp, thế nhưng LG G4 cũng không đến nỗi phải trang bị lớp vỏ nhựa thường bị đánh giá là rẻ tiền. Cụ thể, chiếc smartphone mới nhất của LG được bao bọc bởi một lớp vỏ da sang trọng màu nâu đỏ truyền thống.
Điểm khác biệt lớn nhất của lớp vỏ da này so với kiểu ốp lưng trên các mẫu smartphone khác đó là nó rất đồng bộ với máy. Có thể thấy rõ điều này Đây cũng không phải lớp vỏ giả da lai nhựa plastic như trên Samsung Galaxy Note 3. Trái lại, vỏ da trên LG G4 trông rất sang trọng và tạo cảm giác thoải mái khi chạm vào bằng tay.
Một rãnh da nổi chạy dọc theo thân máy phía sau cũng là điểm nhấn trong thiết kế của LG G4, khiến cho các chi tiết ở mặt sau nổi bật hơn, chứ không đơn điệu như các tấm vỏ ốp lưng lắp ngoài khác.
Nếu bạn không phải fans của thiết kế vỏ da, hay chỉ đơn giản là không thích tấm vỏ da trên chiếc LG G4, thì nhà sản xuất Hàn Quốc cũng cho chúng ta một sự lựa chọn với lớp vỏ nhựa plastic đen truyền thống. Tất nhiên là phiên bản này bị đánh giá thấp hơn về mặt thiết kế khi so sánh với bản vỏ da nguyên bản.
Bỏ qua về chất liệu, chiếc G4 còn gây sự chú ý với một thiết kế hơi cong về phía trước, mặc dù chưa cong được như người anh em LG G Flex của nó. So với G Flex, độ mỏng trên LG G4 kết hợp cùng kết cấu cong khiến cho thiết bị tạo cảm giác thoải mái hơn nhiều khi cầm trên tay.
Nhà sản xuất LG cũng xác nhận rằng chỉ với một độ cong nhẹ của LG G4 cũng đủ để giảm thiệt hại trên smartphone nếu bạn có lỡ tay đánh rơi nó. Tuy nhiên, ngoài một vài chi tiết kể trên, thì LG G4 không có quá nhiều khác biệt so với phiên bản tiền nhiệm G3 trước đây.
So sánh về hiệu năng
Không có nhiều sự lựa chọn cũng như sự khác biệt khi nhing vào phần cứng của các mẫu smartphone cao cấp ngày nay. Chúng gần như đều sử dụng một đời vi xử lý, cùng số lượng RAM, và chỉ chênh lệch một chút ở tốc độ xử lý và bộ xử lý đồ họa. LG G3 cũng không nằm ngoài vòng quay luẩn quẩn đó.
Cụ thể, máy sở hữu một bộ vi xử lý quad-core Snapdragon 801, một chi tiết cơ bản của các mẫu smartphone cao cấp trong năm 2014, với tốc độ xử lý lên tới 2.5GHz, cùng với 2GB RAM cho phiên bản bộ nhớ trong 16GB và 3GB RAM cho phiên bản 32GB. Các báo cáo cũng cho biết 1GB RAM chênh lệch giữa 2 phiên bản không đem lại sự khác biệt quá lớn về hiệu năng hoạt động trên LG G3.
Khi chạy thử nghiệm benchmark bằng trình Geekbench 3, LG G3 đạt số điểm khá thấp với chỉ 2425, so với Galaxy S5 (2908) và HTC One M8 (2840). Nó đồng thời cùng thấp hơn tới 10% so với 2 đối thủ với số điểm 16382.
Điều dẫn tới sự thua kém về hiệu năng này có thể được lý giải rằng LG đã không tung ra hết sức mạnh của bộ vi xử lý trên chiếc G3, nhằm hạn chế việc máy bị quá nóng trong quá trình hoạt động. Sở dĩ có lý do này cũng là do chiếc G3 có một màn hình “ngoại cỡ” cùng độ phân giải khủng, khiến cho các hoạt động của máy vô hình chung tốn nhiều tài nguyên và năng lượng hơn, và dễ dẫn tới nóng máy hơn.
Mặc dù vậy, trên thực tế thì người dùng sẽ hầu như không thể nhận ra được sự chênh lệch về hiệu năng này, khi so sánh với các siêu phẩm khác. LG G3 vẫn cho một chất lượng xử lý tuyệt vời khi chạy tốt các ứng dụng nặng, chơi mượt mà tất cả các trò chơi trên Play Store hiện nay, và cho chất lượng phim HD rất ấn tượng trên màn hình to, rõ nét của nó.
Với sự ra mắt của loạt siêu phẩm smartphone hàng đầu trong năm như Samsung Galaxy S6 / S6 Edge, HTC One M9,.. thì LG G4 không gây quá nhiều bất ngờ với một con chip Snapdragon 810, nhưng được trang bị tới 10 lõi xử lý 64-bit. Sự cải tiến nhỏ này không chỉ giúp LG G4 mang một tốc độ xử lý nhanh hơn, mà còn giúp nó tiết kiệm điện năng hơn nhiều với một cục pin dung lượng 3000 mAh giữ nguyên từ chiếc G3.
Những thử nghiệm thực tế cùng LG G4 mang lại kết quả rất khả quan. Với các ứng dụng 3D nặng như games HD, đồ họa,,, cùng khả năng đa nhiệm của máy tỏ ra vô cùng ấn tượng. Rất mượt mà và ít thời gian chờ khi chuyển qua lại các ứng dụng. Bên cạnh đó, LG G4 cũng giữ nguyên thời lượng RAM 3GB như trên người tiền nhiệm G3 của nó, giúp cho lượng dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ tạm vẫn tỏ ra khá dư thừa.
LG G4 bên cạnh đó cũng sử dụng giao diện người dùng UX 4.0 của riêng LG phát triển dựa trên nền tảng Android Lollipop. Các tính năng của bộ UI này cũng được hỗ trợ tương đối giống với phiên bản G3 cùng các tính năng tiêu biểu như Knock Code,..