So sánh ổ cứng máy tính SSD và ổ cứng HDD

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Ổ cứng SSD và ổ cứng HDD là hai loại ổ cứng phổ biến trên thị trường hiện nay chính với nhiều ưu và nhược điểm của riêng mình. Cùng so sánh hai loại ổ cứng này để xem đâu là sự lựa chọn cho bạn.

Các ổ cứng lưu trữ dữ liệu hiện nay có hai loại ổ là HDD (Hard-disk-drive) và SSD (Solid-state-drive). Cả hai loại ổ đều được dùng vào việc lưu trữ dữ liệu, cài đặt phần phần mềm trên máy tính. Nhưng mỗi loại ổ cứng lại có những ưu và nhược điểm riêng vì vậy việc lựa chọn ổ cứng nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người.

Ổ cứng

Ổ cứng HDD và ổ cứng SSD

Ổ cứng HDD và ổ cứng SSD

Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống được sử dụng phổ biến trên các dòng máy tính và laptop hiện nay. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nên loại ổ cứng này vẫn còn được sử dụng hiện nay. Một trong nhưng ưu điểm đó chính là giá bán rẻ và dung lượng ổ cứng cao.

Ổ cứng SSD (Solid State Drive) là ổ cứng được xây dựng với công nghệ lưu trữ hoàn toàn mới. SSD là ổ cứng thể rắn với những ưu điểm về tốc độ sao chép, khả năng tiết kiệm điện và độ an toàn.

So sánh mức giá

Ổ cứng SSD với công nghệ mới có mức giá bán cao hơn nhiều so với ổ cứng HDD truyền thống. Cùng một mức dung lượng thì giá ổ cứng SSD cao hơn khoảng gấp rưỡi so với ổ HDD.

So sánh hiệu suất

Ổ cứng SSD có khả năng hoạt động bền bỉ và ổ định trong quá trình sử dụng. Trong khi đó ổ cứng HDD do sử dụng hoạt động vật lý nên dễ bị sốc và khả năng ổ định thấp.

Tốc độ xử lý

Ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn

Với công nghệ mới nên ổ cứng SSD có khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng. Tốc độ xử lý nhanh hơn cả trăm lần. Thời gian truy cập trung bình của ổ SSD là từ 3.5 – 10 micro giây trong khi đó ổ cứng HDD truyền thống mất từ 5 đến 10 mili giây.

Máy tính sử dụng ổ SSD để cài đặt hệ điều hành có thời gian truy cập chỉ khoảng vài chục giây trong khi truy cập ổ cứng HDD sẽ mất khoảng 1 phút.

Phân mảnh dữ liệu

Sự phân mảnh dữ liệu thường xuyên xảy ra với ổ cứng HDD do sử dụng cấu trúc đĩa tròn. Điều này sẽ không xảy ra với ổ cứng SSD khi nó sử dụng cấu trúc chip rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.

So sánh độ bền

Nếu yêu cầu sử dụng đòi hỏi sự an toàn dữ liệu cao thì bạn nên chọn ổ cứng SSD do ổ cứng thể rắn này khá ổn định. Đặc biệt là ổ cứng dạng này còn có khả năng làm việc trong những môi trường có nhiệt độ từ -60 độ C đến + 95 độ C. Ổ cứng HDD hoạt động dựa trên cấu trúc đọc/ghi cơ học trên đĩa quay vì vậy không đảm bảo được sự ổn định trong quá trính sử dụng. Ngoài ra ổ cứng loại này hoạt động khá ồn, còn ổ SSD lại cực kỳ mượt mà và êm ái.

So sánh dung lượng

Ổ cứng HDD có khá nhiều sự lựa chọn về dung lượng lưu trữ, bạn có lựa trọn những ổ cứng có dung lượng lớn lên tới 4TB, 6TB. Trong khi đó ổ cứng SSD bị hạn chế dung lượng vì vậy người dùng thường chỉ sử dụng ổ cứng SSD để cài đặt phần mềm hệ thống.

So sánh kích thước

Ổ cứng SSD có kích thước gọn và trọng lượng nhẹ vì vậy sẽ linh hoạt hơn trong quá trính sử dụng. Cả hai ổ cứng đều được thiết kế với hai kích cỡ tiêu chuẩn là 2.5 inch để dành cho việc lắp đặt cho laptop và 3.5 inch để sử dụng cho máy tính để bàn và máy chủ.

Kết luận

Tùy vào nhu cầu và mục đich sử dụng thì bạn có thể lựa chọn cho mình một loại ổ cứng riêng. Hoặc có thể sử dụng song song cả hai cho hệ thống máy tính của mình. Ổ cứng SSD đem lại thời gian truy xuất dữ liệu nhanh chóng nên được ưu tiên để cài hệ điều hành và phần mềm. Trong khi đó ổ cứng HDD có dung lượng lưu trữ cao thích hợp cho việc lưu trữ dữ liệu, file setup, phim ảnh…

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Sử dụng ổ cứng SSD và những sai lầm thường gặp

Sử dụng ổ cứng SSD và những sai lầm thường gặp

Ổ cứng SSD là một sự thay đổi lớn giúp cải thiện hiệu suất làm việc một cách đáng kể so với những ổ cứng HDD trước đây. Tuy nhiên việc sử dụng ổ cứng SSD không đúng cách sẽ khiến tuổi thọ của ổ cứng xuống cấp nhanh chóng.

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.