So sánh ưu – nhược điểm của máy ảnh Sony A99 và Nikon D610

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Cùng là hai mẫu máy ảnh DSLR full-frame cao cấp dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, chiếc Sony A99 có giá cao hơn so với chiếc Nikon D610 vậy chiếc A99 có nhưng lợi thế gì đáng với số tiền mà bạn phải bỏ thêm ra, hay chiếc D610 vẫn là sự lựa chọn kinh tế hơn ?

Ưu điểm của Sony A99 so với Nikon D610

– Tính năng xem trước lấy nét cho phép bạn xác định các điểm mà máy ảnh đang lấy nét trên cảnh

– Màn hình LCD gắn trên cơ cấu lật – xoay giúp tăng tối đa tính linh hoạt của máy khi chụp ảnh ở các góc chụp lạ (màn hình của Nikon D610 cố định)

– Tính năng chống rung hình ảnh đi kèm trong máy để không phụ thuộc vào ống kính, giúp giảm hiệu ứng rung hình khi chụp với tốc độ màn trập thấp

– Đi kèm tính năng GPS để gắn thẻ vị trí của nơi chụp vào ảnh (Nikon D610 không có tính năng GPS)

– Thời gian lag của màn trập ngắn hơn, giúp tăng tốc độ lấy nét và tốc độ chụp ảnh liên tục với góc rộng (0.13 giây của Sony A99 vs 0.26 giây của Nikon D610)

– Độ phơi sáng mở rộng cao hơn giúp tăng khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng (ISO 51200 của Sony A99 vs ISO 25600 của Nikon D610)

– Tốc độ màn trập tối đa cao hơn giúp chụp trong điều kiện sáng cao tốt hơn (1/8000 của Sony A99 vs 1/4000 của Nikon D610)

Ưu điểm của Nikon D610 so với Sony A99

– Nhiều ống kính tương thích hơn giúp bạn thoải mái lựa chọn ống kính cho nhiều trường hợp chụp ảnh

– Thời gian khởi động nhanh hơn giúp bạn có thể bắt đầu công việc chụp ảnh nhanh hơn (0.3 giây của Nikon D610 vs 0.7 giây của Sony A99)

– Độ phơi sáng hiệu quả cao hơn giúp chụp ảnh thiếu sáng với ít nhiễu hơn (ISO 2,925 của Nikon D610 vs ISO 1,555 của Sony A99)

– Thời lượng pin cao hơn, cho phép người dùng chụp được nhiều ảnh hơn với một lần sạc (900 ảnh/ 1 lần sạc của Nikon D610 vs 500 ảnh/1 lần sạc của Sony A99)

– Nhiều điểm lấy nét hơn giúp tăng hiệu suất tổng thể của hệ thống lấy nét và tăng điểm lấy nét cho ảnh (39 điểm của Nikon D610 vs 19 điểm của Sony A99)

– Nhiều điểm lấy nét cross-type hơn giúp tăng hiệu suất của tính năng tự động lấy nét (9 điểm lấy nét cross-type của Nikon D610 vs 3 điểm lấy nét cross-type của Sony A99)

– Đi kèm đèn flash giúp tiện lợi khi phải bù sáng cho ảnh (Sony A99 không đi kèm flash trong máy)

– Bộ nhớ đệm chứa ảnh JPEG có dung lượng lớn hơn giúp chụp được nhiều ảnh hơn trong chế độ burst (30 ảnh của Nikon D610 vs 17 ảnh của Sony A99)

Ưu điểm chung của hai máy

– Đi kèm kính ngắm để ngắm ảnh trong điều kiện sáng chói

– Màn hình phụ trên đỉnh máy giúp người dùng kiểm tra các cài đặt đang sử dụng

– Jack cắm mic ngoài giúp tăng chất lượng âm thanh của video

– Jack cắm tai nghe để theo dõi âm thanh thu lại khi quay video

– Hai khe cắm thẻ nhớ để tăng bộ nhớ của máy và tăng tính linh hoạt của máy khi lưu các loại file khác nhau

– Cổng HDMI đi kèm để kết nối với các màn hình ngoài

– Khe cắm flash ngoài giúp kết nối với các bộ flash ngoài công suất cao

Nhược điểm chung của hai máy

– Không có khả năng kết nối NFC và Wi-Fi

– Không có màn hình cảm ứng giúp lấy nét chính xác hơn

– Không hỗ trợ chế độ chụp ảnh paranoma

– Không có tính năng lấy nét theo pha đi kèm trên cảm biến

– Không có khả năng quay video quay chậm

Hồng Ngọc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.